con heo đẹp

Đặc điểm phân bố giống lợn sóc

1. Nguồn gốc xuất xứ giống lợn sóc

Lợn Sóc thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, nhóm giống lợn Sóc. Lợn Sóc là giống lợn thuần được nuôi phổ biến trong khu vực buôn làng đồng bào vùng Tây Nguyên, dân địa phương thường gọi là “heo Sóc”, “heo Đê”. Lợn Sóc là giống lợn rất lâu đời và duy nhất được dân địa phương nuôi, rất gắn bó với đời sống kinh tế và văn hoá của đồng bào Tây Nguyên.

2. Phân bố

Trước kia, lợn Sóc được nuôi ở hầu hết các buôn làng của đồng bào các dân tộc Êđê, Gia-rai, Bana, Mơnông… ở 4 tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon-Tum. Ngày nay số lượng và phân bố thu hẹp dần bởi sự xâm nhập của các giống lợn khác và lợn lai. Số lượng ước tính khoảng 5000 lợn trưởng thành đang được nuôi rải rác trong các buôn làng vùng sâu vùng xa, còn các vùng quanh đô thị phần lớn đã bị lai tạp.

lợn sóc

3. Đặc điểm ngoại hình giống lợn sóc

Hình dáng lợn Sóc rất gần với lợn rừng, tầm vóc nhỏ, mõm dài, hơi nhọn và chắc, thích hợp với đào bới kiếm thức ăn. Da của giống lợn này thường dày, mốc, lông đen, dài, có bườm dài và dựng đứng. Chân nhỏ, đi bằng móng rất nhanh nhẹn.

4. Khả năng sản xuất

Khả năng sinh trưởng: Lợn Sóc có tầm vóc nhỏ, dáng hoang dã, thích nghi với việc thả rông tự tìm kiếm thức ăn. Tốc độ sinh trưởng chậm và phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn kiếm được. Khối lượng ở 1 năm tuổi chỉ đạt 30-40 kg, tăng trọng chỉ khoảng 100g/ ngày. Rất nhiều việc phải làm như chọn lọc, nuôi dưỡng tốt mới mong nâng tầm vóc và khả năng sản xuất của giống lợn này.

Bảng 2.5. Khối lượng cơ thể trong điều kiện thả rông và nuôi nhốt       

Tháng Thả rông Nuôi nhốt
Tuổi N (con) Khối lượng (kg) N (con) Khối lương (kg)
2 200 3,85 12 4,15
6 200 17,45 12 19,42
12 100 30,57 12 40,42
24 100 50,87

Khả năng sinh sản: Do còn hoang dã hoặc nuôi nhốt trong điều kiện ít được chăm sóc, lợn Sóc có tuổi thành thục về tính muộn, thời gian động dục lại sau đẻ dài dẫn đến khoảng cách hai lứa đẻ dài, thường chỉ được 1,1 – 1,2 lứa/năm. Số con đẻ ra một lần ít. Do thả rông và giao phối tự do, nên hiện tượng phối giống cận huyết là không tránh khỏi.

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn Sóc

Chỉ tiêu Đơn ví tính Kết quả
Tuổi động dục lần đầu Tháng 6-9
Tuổi đẻ lần đầu Tháng 10-15
Số con đẻ ta/lứa Con 6-10
Khối lượng sơ sinh kg 0,4-0,45

Khả năng cho thịt: Do được nuôi thả rông thiếu dinh dưỡng, ít tích luỹ mỡ, tỷ lệ nạc của lợn Sóc khá cao so với nuôi nhốt, mặc dù nuôi nhốt có khối lượng cơ thể lớn hơn, tỷ lệ thịt xẻ cũng khá hơn.

Bảng 2.7. Các chỉ tiêu chất lượng thịt với hai phương thức nuôi   

Chỉ tiêu Đơn ví tính Nuôi nhốt Thả rông
Số lượng mổ khảo sát Con 3 3
Khối lượng giết mổ Kg 40,55 35,33
Tỷ lệ thịt xẻ % 77,74 75,00
Tỷ lệ nạc/thịt xẻ % 34,38 43,79

Ưu điểm của giống lợn Sóc là có khả năng chui rúc và đào bới, tự kiếm thức ăn trên các loại địa hình khác nhau, có khả năng làm tổ, đẻ con và nuôi con nơi hoang dã không cần sự can thiệp của con người. Thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở Cao Nguyên với độ cao > 500m so với mặt biển, khả năng chống đỡ bệnh tật cao, nhanh nhẹn, sống thả, ít phụ thuộc vào sự cung cấp của con người .

5. Công tác bảo tồn

Đã tiến hành khảo sát để đánh giá hiện trạng và tiềm năng của giống lựa này. Bắt đầu tiến hành công tác nhân thuần, chọn lọc, gây đực cung cấp cho các địa phương để tránh đồng huyết.

⇑⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA SÚC TOÀN TẬP để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây