Ếch giống việt nam

Tìm hiểu về tập tính của loài ếch

Người ta gọi ếch là loài lưỡng cư vì chúng có khả năng sống dưới nước lẫn trên cạn. Do ếch có hai phưong tiện để thở: thở bằng phổi và thở bằng da. Nhờ đó mà ếch chúi đầu xuống sình cả giờ liền vẫn không chết, mà sống trên cạn cả ngày cũng không sao.

Da ếch mỏng, sần sùi hoặc tron láng – tùy từng loại, bên ngoài da có nhớt lầy nhầy, cầm nắm dễ trơn tuột. Dưới da ếch có nhiều mao mạch chằng chịt, oxy trong không khí hòa tan vào chất nhầy trên da rồi thấm vào các mao mạch dưới da chằng chịt qua lại như mạng lưói, còn khí CO2 được thải ra ngoài quạ đường ôxy thâm vào.

Nước có thể thẩm thấu qua da ếch. Nếu nhốt trên cạn quá lâu, như di chuyển đường xa chẳng hạn, da ếch bị khô, ếch có thể chết.

Ếch có thể làm cho da trên mình nó thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống của nó, như một số loài động vật khác: rắn, kỳ nhông, cắc ké… Sự đổi màu da đó có thể theo giờ giấc nào đó trong ngày, và theo độ tuổi. Đây là cách ngụy trang trước mọi cặp mắt xoi mói của kẻ thù, và cũng là cách rình bắt mồi.

Ếch giống việt nam
Ếch giống việt nam

Da ếch có độ đàn hồi và bền chắc hon da trâu, da bò, mặc dù trông rất mỏng. Da được dùng làm các sản phẩm mỹ nghệ đắt tiền, sau quá trình thuộc và nhuộm.

Ếch có đầu to, miệng rộng, và đôi mắt lồi. Mắt ếch tuy lồi to, có mí mắt, nhưng thị lực lại rất kém.

Do thị lực kém, chỉ nhìn được tầm gần nên ếch chỉ bắt được những con mồi di động cách xa tầm nhìn của nó độ 10cm. Còn những mồi chết, mồi bất động dù nằm cận kề ếch cũng khó phát hiện. Thị lực của ếch chỉ giúp chúng nhìn rõ được hai màu xanh, đỏ mà thôi. Nói là nhìn rõ, nhưng cũng không đủ sức phân biệt được đó là mồi ăn được hay không.

Lợi dụng sự “mù lòa” này của ếch, nhiều thợ câu chỉ dùng cái hoa dâm bụt, hoặc miếng vải đỏ để thay mồi câu. Thoáng thấy vật đỏ trôi qua trôi lại trước mắt, ếch ngỡ là côn trùng nên rướn mình tới vồ chụp, không ngờ bị vướng phải lưỡi câu.

Ếch có bốn chân: hai chân trước vừa ngắn vừa nhỏ, yếu. Trong sinh hoạt hằng ngày, hai chân trước của ếch chỉ giúp nó giữ được con mồi, giữ được thế thăng bằng trong di chuyển. Chân trước ếch đực còn giúp nó leo trèo vì bàn chân trước có cục “chai sinh dục” tạo độ nhám đeo bám được. Hai chân sau của ếch khá dài có cơ bắp to khỏe dùng để phóng xa, bơi lội, đào đất, leo cây… Tầm nhảy cao của ếch tối đa là 1m, nhảy xa hơn 1 mét. Bàn chân sau của ếch có màng như chân vịt, nhờ đó ếch bơi lội rất tài.

Khứu giác ếch cũng yếu, nhưng thính giác lại tốt. Hễ nghe tiếng động khả nghi, dù cách đó khá xa ếch cũng nhận ra và tìm cách trốn nhanh.

Thể trạng của ếch luôn thay đổi, và tăng trưởng không ngừng đến suốt đời. Vì thế nói đến trọng lượng tối đa của ếch là nói đến trọng lượng của con già nhất chứ không phảitính từ tuổi trưởng thành. Càng sống lâu năm ếch càng nặng hơn. Có điều từ lúc nhỏ cho đến tuổi trưởng thành, mức tăng trưởng của cơ thể nhanh hơn so với giai đoạn ếch trở về già. Ếch có thể sống được 16 năm.

Tương tự các loài bò sát như trăn, rắn, cá sấu, kỳ đà… ếch cũng nằm trong nhóm máu lạnh. Nhũng động vật có máu lạnh như ếch thân nhiệt của chúng lệ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài môi trường.

Trong khi động vật có vú máu nóng phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng để giữ nhiệt độ trong cơ thể, thì động vật máu lạnh có cái lợi là không phải tiêu tốn một chút năng lượng nào. Tuy nhiên, cũng có điều bất lợi là chúng phải lệ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ bên ngoài, nên ếch và những động vật máu lạnh không thể sống ở những vùng quá lạnh hoặc quá nóng.

Bàn về tập tính của ếch, ta còn chú ý đến những chi tiết sau đây:

–    Môi trường sống: Ếch thường tập trung sống nơi đồng ruộng, ao hồ, dọc sông, suối… Nơi nào có nước quanh năm, dù mực nước khá sâu ở đầm, bàu vẫn thích nghi tốt với đời sống của ếch. Thế nhưng, điều cần là nước đó phải là nước ngọt, còn nước nhiễm mặn, nhiễm phèn không thích hợp với ếch.

Ếch thích sống những nơi thực sự yên tĩnh, ít người qua lại. Khi nghe tiếng động lạ, hoặc nhác thấy bóng người từ xa ếch đã tìm cách lẩn trốn ngay. Ở đâu có nước, có cây cỏ là nơi ấy có mồi để nuôi sống ếch.

–    Ăn mồi di động: Do thị lực quá kém, ếch chỉ “đớp” được những con mồi di động xuất hiện trước mặt nó như trùn, dế, cào cào, chuồn chuồn, mối, thiêu thân. Và, khi quá đói chúng ăn thịt lẫn nhau, con lớn vồ con bé.

–    Thích sống trong hang: Do thích yên tĩnh và cũng nhằm trốn tránh kẻ thù, ếch thưòng đào hang để sống. Nhiều con còn chiếm hang cua (cua đồng) để ở, sau khi ăn thịt “chủ nhà”.

Ếch biết đào hang, nhưng không đủ khôn ngoan để đào nhiều ngõ ngách để dễ thoát thân khi gặp nguy hiểm, như cách đào hang của thỏ rừng và chuột đồng. Hang ếch chỉ cách xa mép nước từ 2cm đến 3cm. Có lẽ đặt ở gần mép nước mềm nên dễ đào, và do gần mép nước nên ếch cũng tiện ra vào săn mồi.

Hang ếch tương đối cạn, có chiều sâu khoảng 30cm – 40cm, thọc sâu vào quá khủy tay là bắt được. Hang ếch rất dễ biết, ai tinh ý chỉ nhìn sơ qua là biết ngay: đất trước cửa hang được “mà” trơn láng, trông từa tựa hang lươn, có điều cửa hang ếch rộng hơn.

Những lúc không cần tìm mồi, ếch thích thu mình trong hang. Và khi có hang thì con ếch đó không tìm mồi quá xa nơi ở của nó. Nó phục gần cửa hang để chực chờ có con mồi nào thập thò là chóp lấy. Chỉ khi bị động nó mới thụt sâu vào đáy hang. Người đi câu lợi dụng thói quen nằm phục mồi này của ếch, nên khi phát hiện hang ếch ở đâu là họ cứ nhấp mồi liên tục trước cửa hang, thế nào cũng được dịp giật cần khoái chí.

Ngoài sở thích ở hang ra, ếch còn thích ẩn mình trong các bụi cây cỏ rậm rạp hai bên bờ ruộng, bờ ao. Chính vì vậy, nuôi ếch trong ao, người ta thường trồng các giống cỏ, tốt nhất là sả, dọc quanh bờ ao, sát tường rào để làm nơi trú ẩn kín đáo và mát mẻ cho ếch.

–    Thích sống riêng lẻ: Trong đòi sống hoang dã có lẽ do thức ăn trong thiên nhiên thiếu thốn, nên ếch thường có thói quen mỗi con ở riêng một nơi, thế nhưng điều đó ở loài này không có nghĩa là tạo lãnh địa riêng. Vì ếch rất hiền, chungđụng với nhau chúng rất hòa thuận, trừ lúc tranh mồi là quyết liệt mà thôi. Ít khi ta gặp ếch nằm hai ba con chung với nhau một hang, một chỗ. Chỉ trong mùa sinh sản chúng mới chịu bắt cặp với nhau, nhưng sau khi phối giống xong, cả “anh” lẫn “chị” đường ai nấy đi không chút vương vấn nào cả.

–    Thích leo trèo: Có những giống ếch thích sống ở trên cây nên có tài leo trèo và “bay” từ cành này sang cành khác. Các loài ếch khác cũng có khả năng leo trèo, con đực khả năng này vượt trội hơn con cái, vì ếch đực có chai sinh dục ở bàn chân trước nên đeo bám rất chắc. Thường chúng chỉ trổ “ngón nghề” này vào lúc trời đang chuyển mưa hoặc đang mưa, dù đó là ngày hay đêm.

Do đó, nếu chung quanh ao hồ nuôi ếch được xây kín bằng lưới kẽm sắt nhỏ, dù chiều cao của vách lưới đó cao đến 2m đi nữa, phía trên cùng ta cũng nên cẩn thận làm một “mái cản” gie về phía trong ao độ 30cm mới ngăn ngừa được ếch thoát rào. Công dụng của mái cản này là “gạt” cho ếch rớt trở lại ao nuôi không cho chúng dễ dàng đào thoát ra ngoài. Vì vậy vách vây kín quanh ao hồ nuôi ếch nên dùng tôn kẽm hoặc tôn sắt là tốt nhất, vì ếch leo lên sẽ bị trơn tuột.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI ẾCH GIỐNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ếch của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây