Kỹ thuật nuôi cá rô đồng

Phân biệt giới tính cá rô đồng

Không chỉ riêng người nuôi cá kiểng mới có ý thích cần biết rõ giới tính của giống cá mình nuôi, mà người nuôi cá cho sinh sản, như cá rô đồng chẳng hạn, họ cũng cần biết rõ giới tính của chúng.

Người nuôi cá kiểng chỉ thích chọn cá trống mà nuôi, vì đa số cá kiểng cá trống thường có hình dạng và màu sắc đẹp hơn cá mái.

Còn người nuôi cá cho sinh sản thì muốn chọn đúng cá trống mái để ghép cặp với nhau cho chúng sinh sản để kiếm đồng lời.

Nhưng, phân biệt giới tính của cá, nếu không có kinh nghiệm trong nghề, ta khó mà phân biệt được một cách chính xác.

Vì rằng loài cá cũng như loài chim, cách phân biệt trống mái không đơn giản như ở loài thú. Loài thú, con đực con cái đều có bộ phận sinh dục khác nhau nên từ lúc chúng mới sinh ra, ta đã biết ngay đâu là con đực, đâu là con cái một cách dễ dàng. Nhưng, chim và cá thì không dễ dàng như vậy.

Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
Kỹ thuật nuôi cá rô đồng

Đúng ra, có nhiều giống chim ta chỉ cần nhìn qua vóc dáng và nhất là sắc lông trên mình chúng thì có thể biết ngay được giới tính của chúng. Chim trống thường có thân mình to cao hơn chim mái, và màu sắc bộ lông chim trống cũng sặc sỡ hơn bộ lông chim mái… Thế nhưng, có những giống chim như cu gáy, yến phụng, bồ câu, khướu… mới thoạt trông thì chim trống và mái không khác gì nhau. Chỉ riêng người có kinh nghiệm về các giống chim này mới dễ dàng phân biệt được giới tính của chúng.

–    Với chim cu gáy và bồ câu thì chỉ nhìn vào múi thịt ở hai bên lỗ mũi của chúng là biết đó là chim mái hay chim trống. Con nào có hai múi thịt này gồ cao lên thì đích thị là chim trống. Ngược lại, con nào hai múi thịt ở mũi này xẹp sát ngang mỏ thì đó là chim mái.

–    Với chim yến phụng, ta cũng chỉ cần nhìn vào cái mũi của chúng là có thể phân biệt trống mái. Yến phụng trống dù lông trắng tuyền hay vàng tuyền thì mũi nó cũng có sáp màu hồng. Nếu chim trống lông màu xanh thì sáp mũi nó cũng màu xanh. Riêng yến phụng mái, dù mình nó có sắc lông gì thì sáp mũi vẫn là màu trắng.

–    Với chim khướu, dù khướu bạc má hay khướu mun, trông mái chỉ khác nhau ở chùm lông trên mũi. Con nào có chùm lông mũi rậm và cao thì đích thị đó là khướu trông. Ngược lại, nếu chùm lông mũi đó ngắn và gần sát với mỏ thì đó là khướu mái (riêng chim khướu còn có thể xác, định trông mái qua giọng hót: Khướu mái chỉ kêu mỗi một giọng: ro ro… ro ro… Trong khi khướu trống lại hót được nhiều giọng, luyến láy tài tình).

Còn loài cá, đa số giống cá ta có thể phân biệt được giới tính của chúng dễ dàng, dù không ai dám đoán chắc đúng đến cả trăm phần trăm. Như cá trống có thân mình thon dài, còn cá mái thì ngắn đòn, trông bầu bĩnh, bụng to và mềm.

Tuy vậy, cũng có những giống cá mà ngay người nuôi lâu năm trong nghề cũng mù tịt về giới tính của nó, không tài nào phân biệt được con nào là trống, con nào là mái. Vì rằng, với các giống cá này hai con trống mái giống hệt nhau như hai giọt nước. Trên mình chúng không có một đặc điểm nào khác nhau để giúp người nuôi nhận biết được.

Ví dụ như quí vị đã biết, con cá rồng Trân châu (Scleropages Jardani), hay cá rồng Thanh long (Scleropages Formosus) hoặc cá rồng châu Phi (Heterotis Niloticus) là những giống cá kiểng đắt tiền, một lứa cá con sinh sản ra có thể thâu về cả mấy trăm ngàn đô la, nhưng từ trước đến nay chưa có một nhà ngư học tài ba nào có khả năng phân biệt được giới tính của chúng(?).

Vì vậy, từ trước đến nay, muốn nuôi những giống cá này cho sinh sản, người nuôi chỉ còn cách nuôi chúng tập thể hàng chục, hàng trăm con chung một hồ, rồi hằng ngày chịu khó cắt cử người canh chừng thường xuyên. Hễ thấy có đôi cá nào cặp kè ve vãn bên nhau thì dùng vợt ra hồ riêng nuôi cho sinh sản.

Riêng cá rồng châu Phi, nuôi theo cách đó chúng cũng chịu bắt cặp với nhau, nhưng lại không chịu sinh sản trong môi trường nuôi nhốt.

Được biết, đa số giống cá cũng như chim thú ngoài rừng, chưa đến mùa sinh sản thì trống mái (đực cái) sống riêng rẽ nhau, kiếm ăn chung một khu vực nhưng không con nào chịu quan tâm đến con nào. Chỉ đến mùa sinh sản thì trống mái (đực cái) mới có ước muốn gần gũi với nhau. Khởi đầu, cá trống đến ve vãn cá mái rồi rượt đuổi cá mái chạy lòng vòng, cho đến khi nào cá mái tỏ ra ‘chịu’ thì từ đó cho đến hết mùa sinh sản chúng cứ cặp kè bên nhau… nửa bước cũng không rời…

Riêng cá rô đồng, việc phân biệt giới tính của chúng không mấy khó khăn. Chỉ nhìn vào hình dạng của chúng là phân biệt trông mái được ngay: Cá rô trong có thân mình thon dài, bụng nhỏ. Còn cá rô mái thì ngắn đòn, thân bầu bĩnh, bụng to và mềm. Nếu quan sát kỹ hơn chút nữa thì chờ đến lúc cá đến tuổi thành thục, vuốt nhẹ bụng cá trông, ta sẽ thấy có tinh dịch màu trắng đục như sữa tiết ra, còn cá rô mái có lỗ sinh dục màu hồng…

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây