tôm thẻ chân trắng

Phương pháp chọn, cách ươm và thả giống tôm thẻ chân trắng

Phương pháp chọn, cách ươm và thả giống tôm thẻ chân trắng

1.  Chọn tôm giống

–    Sau khi ao xây dựng xong hoặc cải tạo đạt tiêu chuẩn; lấy nước, bón phân gây màu xong phải thả tôm giống kịp thời. Nếu để lâu sinh vật trong nước lại phát triển ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lý – hoá – sinh của môi trường, muốn thả giống phải cải tạo, xử lý lại môi trường gây tốn kém và ảnh hưởng tới tiến độ nuôi.

–    Trước khi thả giống phải kiểm tra chất lượng tôm giống. Tôm giống đạt tiêu chuẩn là: Tôm không mang các mầm bệnh mà hiện nay khoa học đã phát hiện thấy, có phổ biến ở các loại tôm như bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đỏ đuôi (TSV) bệnh MBV, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh hoại tử phụ bộ,…Loại tôm này được mệnh danh làtôm sạch bệnh. Hiện nay chỉ có loài p.vannamei do Viện OI của Hoa Kỳ chọn giống tạo ra mới là tôm sạch bệnh. Các loài tôm khác kể cả loài vannamei, nhưng sản xuất giống ở nơi khác không bảo đảm công nghệ của OI không thể gọi định là tôm sạch bệnh SPF.

tôm thẻ chân trắng
tôm thẻ chân trắng

–    Tôm phải khỏe. Dùng 50 – 100 tôm giống có chiều dài 1 – 1,2 cm để kiểm tra hình dạng. Tôm khỏe là tôm không dị hình, không có thương tích, các phụ bộ đầy đủ, các cơ đầy đặn, màu trong, ruột, dạ dày no, thích bơi ngược dòng, khi bơi hoạt bát, cơ thể ngay thẳng. Bên ngoài không có ký sinh trùng và vật khác. Đàn tôm bố mẹ phải là tôm SPF nhập từ OI Hoa Kỳ. Công nghệ sản xuất giống phải áp dụng công nghệ OI.

2.  Ương tôm giống

–    Ấu trùng tôm p.vannaraei rất bé, để đảm bảo tỷ lệ sống cao và giảm bớt việc chiếm dụng diện tích ao nuôi thì thường người ta tiến hành giai đoạn ương tôm giống từ cỡ P15 đến khi có chiều dài từ 1 cm lên 3cm mới đưa vào ao nuôi.

–    Mật độ ương là 100 – 200 ấu trùng/m2 hoặc cao hơn, tùy theo ao có hay không có điều kiện sục khí.

–    Ao ương thường là 100 – 200 ấu trùng/m2 hoặc cao hơn, tùy theo ao có hay không có điều kiện sục khí.

–    Ao ương thường có diện tích 1000 – 5000 m2. Trước khi ương, ao phải dọn đáy thật kỹ, sát trùng đáy và nước ao. Bón phân gây màu. Nước ao sâu khoảng 0,8 – l,0m. Khi độ trong trên dưới 30 cm thì thả tôm vào ương. Độ mặn, nhiệt độ của ao ương phải giống như độ mặn, nhiệt độ ao ương tôm bột P15.

–    Ao nương luôn có hàm lượng ôxy hòa tan không dưới 5 mg/1. Màu nước là màu xanh hoặc xanh lá chuối non (xanh vàng).

–    Thức ăn cho tôm giai đoạn này là thịt nhuyễn thể hoặc thịt cá tươi nghiền nhỏ trộn với thức ăn nhân tạo. Tôm đạt cỡ 3 cm thì thu hoạch chuyển sang ao nuôi tôm thịt.

3.  Thả giống

–    Ao nuôi tôm thịt phải tẩy dọn sạch sẽ, sát trùng kỹ; bón phân gây màu nước. Khi độ pH từ 7- 8 mới được thả tôm giống. Chọn ngày có nhiệt độ nước trên 22°C; độ mặn giống như độ mặn ao ương trung gian; nước sâu trên 80 cm mới thả tôm giống.

–    Trước hết thả một số tôm giống vào giai đặt trong ao nuôi một ngày để thử nước trước.

–    Mật độ thả: Tôm thẻ chân trắng có tỷ lệ sống cao nên mật độ phụ thuộc vào độ sâu của nước ao và thiết bị nuôi.

–    Ao sâu trên dưới 1m, mật độ thường là 12 con/m2; ao sâu trên 1,2m, mật độ từ 12 con – 18 con/m2; ao cao sản khép kín, mật độ là 50 – 65 con/m2.

–    Tôm giống tốt nhất là tôm cho đẻ cùng một đợt và thả một lần đủ số lượng nuôi.

–    Nơi thả giống thường là nơi sâu nhất của ao và đầu ngọn gió.

–    Cách thả: Khi tôm giống được vận chuyển đến ao nuôi, để nguyên cả túi nilông đựng tôm thả xuống ao một thời gian để cho nhiệt độ trong túi và nhiệt độ nước ao cân bằng, sau đó mới nhẹ nhàng mở túi để tôm tự bơi lội ra ao.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây