cuabien

Ương nuôi ấu trùng thành cua bột 1 có hiệu quả cao

Ương nuôi ấu trùng thành cua bột 1 có hiệu quả cao

–    Công việc ương nuôi ấu trùng Zoea 1 thành cua bột 1 là công đoạn quan trọng và đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật sinh học chặt chẽ. Có thể ương nuôi ấu trùng thành cua bột trong ao đất, trong bề xi măng (bê composite). Ở đây chủ yếu trình bày qui trình ương nuôi trong bể xi măng và trên cơ sở đó có thể tiến hành các biện pháp kỹ thuật tương tự để ương nuôi trong ao ở những nơi có điều kiệnương nuôi trong bể xi măng

–    Hiện nay ở nước ta chưa có cơ sở nào xây dựng một trại sản xuất giống nhân tạo loài cua biển (Scylla serrata). Trên cơ sở nghiên cứu thử nghiệm đạt kết quả, chúng tôi nhận thấy có thể sử dụng hệ thống thiết bị trại sản xuất giống các loài tôm biển để sản xuất cua giống.

cuabien
cuabien

1. Thu nhn ấu trùng Zoea 1 từ cua m “ômtrứng”

–    Bể xi măng có thể tích l-2m3 được làm vệ sinh sạch, khử trùng chlorine, dẫn nước biến có độ mặn 30% đã được xử lý: lắng lọc,khử trùng bằng chlorine hoặc tia cực tím, cho EDTA 10ppm,pH = 7,5-8,5, nhiệt độ 29-30°C, sục khí nhẹ, đều. Chuyển cua mẹ ôm trứng sắp nở (thường từ ngày 9- 11 kể từ lúc cua đẻ trứng) vào bể xi măng trên.

–    Trước đó xử lý cua ôm trứng bằng dung dịch formaline 20ppm trong 15 đến 20 phút. Cua ôm trứng ở trong bể cần được yên tĩnh, không cho ăn. Trong thời gian 1-2 ngày thì ấu trùng nở. Quá trình này thường kéo dài từ 2-4 giờ, cũng có trường hợp kéo dài từ 8-10 giờ. Quan sát thấy mật độ ấu trùng đã “dày”, bắt cua mẹ lên kiểm tra, nếu cua đã thải hết âu trùng, yếm đã đóng lại thì đưa cua vào be nuôi cua bố mẹ đe nuôi vỗ tiếp.

–    Ấu trùng Zoea vừa mới nở có màu đen (do đôi mắt kép to có nhiều sắc tổ đen làm cho ta thấy ấu trùng có màu đen) bơi lội trong tầng nước giữa và trên mặt.

–    Ấu trùng có đặc tính hướng quang mạnh. Dùng tấm che có màu tối che phần lớn miệng bể xi măng lại, dùng bóng đèn 100W chiếu ở phần miệng bể còn lại.Ấu trùng sẽ tập trung về phần bể có chiếu sáng. Dùng ống siphon thu ấu trùng vào thùng nhựa đã được khử trùng. Thường ấu trùng yếu nằm ở đáy, không bơi được đến vùng chiếu sáng. Những ấu trùng yếu loại bỏ đi, cần đếm số ấu trùng thu được trước lúc đưa vào bể ương. Lấy tấm vải đen bọc kín thùng nhựa chứa ấu trùng trong vòng 10 phút, dùngtay đảo nước trong thùng nhựa ba vòng theo một chiều và một vòng theo chiều ngược lại, dùng ống đong 100ml lấy đầy nước có ấu trùng vào ống đong, đem đếm số ấu trùng trong ống đong. Làm như vậy ba lần và lấy số trung bình của ba lần đếm.

–    Biết được thể tích nước chứa ấu trùng trong thùng nhựa suy ra số ấu trùng thu được. Thường cua mẹ có trọng lượng 300g-350g, đẻ và ấp trứng tốt có thể thu được 60-80 vạn ấu trùng, trọng lượng 500g- 700g, có thể thu được 100-160 vạn ấu trùng.

2.  Ương nuôi ấu trùng Zoea : từ Zoea 1 đến Zoea 5

2.1. Chun bị b, nguồn nước, thc ăn cho ấu trùng

–    Dự tính được ngày ấu trùng nở, công việc chuẩn bị bể ương, nguồn nước thức ăn, thuốc phòng bệnh cần được thực hiện chu đáo (hệ thống bế ương ấu trùng được xây dựng trong nhà có mái che, có tường bao, cách ly tốt với xung quanh, chỉ để một cửa vào và một cửa ra có đèn cực tím sát trùng, số lượng và sức chứa của hệ thống bể ương phụ thuộc vào qui mô sản xuất của trại giống. Nên xây các bể có diện tích khác nhau: 2m khối, 4 m khối, 8m khối, 16 m khối v.v…)

–    Bê ương được làm vệ sinh: rửa, ngâm chlorine, rửa sạch. Nước biển có độ mặn 30% ±1% lọc (nếu ở nơi cấp nước, nguồn nước đục phải cho vào bể lắng “hoặc ao lắng” để lắng trước lúc bơm vào lọc, xử lý): sỏi, cát, than hoạt tính, xử lý chlorine 20ppm: sục khí 48 giờ cho bay hết mùi clo, nếu chưa hết phải sục khí tiếp, cho 10ppm EDTA.

–    Dẫn nước vào bể ương ấu trùng: mực nước ao0,6-0,8m, tính thể tích nước trong bể để đưa đủ số lượng ấu trùng vào theo mật độ ương hợp lý. Sục khí đều, 1m3 nước đặt 1 vòi sục khí.

–    Thức ăn của ấu trùng Zoea của cua là tảo khuê, luân trùng (loài luân trùng nước lợ: Branchionus plicatilis), ấu trùng naupli của Artemia. Có thể dùngthức ăn chế biến công nghiệp dùng cho ấu trùng tôm biển để cho ấu trùng cua ăn: bột tảo spirulina, thức ăn tổng hợp dạng vi nang của hãng MAXIMA (Mỹ).

–    Tảo khuê và luân trùng cần ương nuôi trước để khi ấu trùng cua nở có đủ số lượng cung cấp cho cả thời gian ương kéo dài trong 12 ngày đầu.

2.2         Ương nuôi ấu trùng Zoea 1 đến Zoea 5

–    Mật độ ương: Ương nuôi ấu trùng cua từ Zoea 1 đến Zoea 5 trong bể xi măng có sục khí có thể ương mật độ từ 80-120 con/lít. Trong quá trình ương ấu trùng có thể bị hao hụt từ 20 đến 50%. Theo dõi mật độ ấu trùng trong bể ương từng giai đoạn và có thể giảm bớt lượng nước hoặc chuyển ấu trùng sang bể có kích thước nhỏ hơn để bảo đảm mật độ thích hợp, giảm được lượng thức ăn cho vào bể.

–    Cho ăn: Tảo khuê Chaetoceros và Skeletonema costatum ương trong bể tảo để ngoài trời thường đạt đỉnh cao vào ngày thứ 3 (phụ thuộc thời tiết). Thu tảo lúc tảo sắp đạt đính cao bằng lưới phytoplankton cỡ 100, đem xử lý bằng formol 20ppm trong 10 phút rồi đem rãi đều vào bễ ương. Thường dùng 10 lít tảo cho 1 m khối nước ương. Sục khí nhẹ, đều. Chuyển ấu trùng vừa đếm được vào bể. Sau khoảng6-8 giờ cho luân trùng vào bể ương. Luân trùng thu được từ bể ương cho vào chậu nước sạch, độ mặn20-25% lọc sạch, xử lý dung dịch fromol 20ppm trong 10 phút, cho vào bể ương ấu trùng, rãi đều khắp bể, mật độ luân trùng 15 con/ml. Mỗi ngày cho ăn 2 lần: sáng 8 giờ, chiều 14 giờ.

+ Cho ấu trùng ăn tảo khuê trong thời gian 6 ngày đầu.

+ Cho ấu trùng ăn luân trùng trong thời gian 12 ngày đầu.

+ Từ ngày 12 trở đi giảm lượng luân trùng xuống 1/2 và cho naupli của Artemia và bể ương, mật độ 10-15 con/ml. Đến ngày 14 ngừng cho thức ăn luân trùng, tăng mật độ naupli của Artemia lên 20con/ml.

–    Vệ sinh bể thay nước hằng ngày làm vệ sinh bể: dùng mút mềm cọ rữa thành, đáy bể, xi phông cặn bã ở đáy. Khi làm vệ sinh có thể dùng đèn chiếu sáng một đầu bể cho ấu trùng tập trung lại và cọ rữa phía tối không có ấu trùng. Khi xi phông ấu trùng có thể ra theo nên dùng bình lọc để thu lại. Hai ngày đầu không thay nước, ngày thứ 3 thay 30% lượng nước, ngày thứ 5 thay 30%, ngày thứ 7 thay 30%. Và tiếp tục thay cách ngày như vậy cho đến ngày thứ 17. Tùy theo độ nhiễm bẩn của nước, tình trạng phát triển và nhiễm bẩn của ấu trùng mà thay nước 100% hay không. Nếu ấu trùng phát triển tốt, lột xác đều, sinh trưởng tương đối đồng đều, không bịnhiễm bệnh, bơi lội khỏe thì hạn chế thay nước nhiều. Nếu ấu trùng bị bệnh thì sử dụng các loại thuốc kháng sinh và đặc biệt kiểm tra nguồn nước và thức ăn kỹ trước lúc cho vào bể ấu trùng.

–    Theo dõi các yếu tố của môi trường nước, bảo đảm độ mặn 30% ±1%, nhiệt độ nước 29°c ±l°c, pH = 7,5-8,5, oxy hòa tan trên 5mg/lít trong suốt quá trình ương nuôi.

–    Từ Zoea 1 đến Zoea 5 ấu trùng lột xác 4 lần. Zoea 5 đã phát triển đầy đủ 5 đôi chân ngực, trong đó có đôi chân càng phát triển nhưng tất cả còn năm trong giáp đầu ngực. Tập tính bơi lội của Zoea 5 vẫn giống các giai đoạn trước. Zoea 5 lột xác cho ấu trùng Megalops. Megalops có giáp đầu ngực dạng chữ nhật, có 5 đôi chân ngực, trong đó có đôi chân càng phát triển hoạt động bắt mồi và tự vệ. Đuôi thu ngắn nhưng rất linh hoạt là động lực chính để bơi lội. Megalops vừa bơi lội, vừa bám vào thành, giá thể, vừa bò cả lên thành, trên đáy.

–    Trong điều kiện nhiệt độ nước 29-30°c từ lúc nở đến lúc xuất hiện ấu trùng Megalops đầu tiên từ 16-18 ngày.

–    Nếu ấu trùng Zoea nở ra chất lượng tốt, ương nuôi tốt từ Zoea 1 đến Zoea 5 có thể đạt tỉ lệ sống 45- 60%, thường chỉ đạt 35-40%, thậm chí còn thấp hơn.

2.3         Ương nuôi Zoea 5 lên cua bột 1

–    Khi phát hiện thấy Megalops đầu tiên xuất hiện thì chuyển toàn bộ ấu trùng ra bể ương lớn hơn hoặc đưa ra ương ở ao đất, để làm giảm mật độ, tránh ấu trùng Megalops nở trước ăn ấu trùng Zoea chưa chuyển sang Megaplos.

–    Trong bể lớn rải một lớp mỏng cát sạch ở phần sát thành bể (đã chứa lại khoảng đáy giữa bể không có cát), thả nhiều tấm lưới mùng có phao cho phân cắt bể ra thành nhiều phần, thả một số chùm sợi nylon nhỏ làm má thế, tạo nơi bám cho ấu trùng Megalops. Mật độ ương từ 15.000 đến 20.000 ấu trùng/m3.

–    Nước được xử lý như giai đoạn đầu, có thểgiảm dần độ mặn xuống 28 rồi 20%o trong thời ương Megalops. Thức ăn gồm ấu trùng 2 ngày tuổi Artemia sinh khối, thức ăn chế biến: thịt nghêu, tôm xay nhỏ trộn với lồng đỏ trứng gà, vitamin, hấp chín, rây nhỏ cho ăn. Lượng thức ăn: Artemia và ấu trùng 50 con/lít/ngày, thức ăn chế biến 5g/m3/ngày, mỗi ngày cho ăn 2 lần: sáng và chiều. Tăng dần lượng thức ăn chế biến, giảm dần ấu trùng Artemia. Sục khí, làm vệ sinh bể hàng ngày, rửa bể, xiphông thức ăn thừa, thay 30% nước hàng ngày.

–    Sau 8-12 ngày phần lớn megalops lột xác biến thành cua bột 1.

–    Tỷ lệ sống từ Zoea 5 đến cua bột 1 thường đạt 50% có khi còn thấp hơn 40-30%, tùy thuộc chủ yếu vào việc cách ly (giảm mật độ) Megalops trong giai đoạn dầu.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN HIỆU QUẢ  để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây