con heo đẹp

Đặc điểm giống lợn Phú Khánh

1. Nguồn gốc xuất xứ lợn Phú Khánh

Lợn Phú Khánh thuộc lớp động vật cỏ vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, nhỏm giống lợn Phú Khánh.

Theo tài liệu điều tra cơ bản thì lợn trắng Phú Khánh là lợn lai giữa lợn địa phương với các giống lợn ngoại, chủ yếu là lợn Yorkshire, qua nhiều năm phát triển lợn lai này đã dần dần thích ứng với điều kiện chăn nuôi và khí hậu ở địa phương tỉnh Phú Khánh cũ (nay là tỉnh Khánh Hoà và Phú Yên). Lợn đã được chọn lọc, nhân thuần và xây dựng thành nhóm giống lợn trắng Phú Khánh.

lợn phú khánh

2. Phân bố

Lợn trắng Phú Khánh được nuôi chủ yếu tập trung ở hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà.

3. Đặc điểm ngoại hình lợn Phú Khánh

Lợn Phú Khánh có da lông mầu trắng tuyền, lông hơi thưa, da mỏng, đầu nhỏ, mõm cong vừa phải, tai đứng hướng về phía trước lưng thẳng, bụng to nhưng không sệ, ngực sâu, chân chắc khoẻ nhưng đi bàn. Có hai loại hình: Lợn da bóng không lông (thực chất là ít lông) và lợn có da lông bình thường.

4. Khả năng sản xuất

Khả năng sinh trưởng: Lợn trắng Phú Khánh có khối lượng sơ sinh khá cao, biến động từ 0,7 kg đến 1,3 kg. Lợn có tầm vóc to trung bình phù hợp với thị hiếu, khối lượng lợn nái trưởng thành 24 tháng tuổi đạt 145 kg. Lợn cái hậu bị 8 tháng tuổi có khối lượng trung bình 62,15kg, lợn nuôi vỗ béo lấy thịt có khối lượng lúc 8 tháng tuổi là 88,3 kg tăng trọng trung bình 435 g/ngày với tiêu tốn thức ăn cao cho 1 kg tăng trọng. Lợn đực lúc 8 tháng tuổi cỏ khối lượng cơ thể 52,61kg, thấp hơn lợn cái 10-15%, tăng trọng trung bình 6,8-7 kg/tháng, nhưng đến trưởng thành khối lượng đạt 150 kg.

Khả năng sinh sản: Lợn đực lúc 8 tháng tuổi có thể sử dụng cho phối giống cỏ kết quả tốt. Phẩm chất tinh dịch có sự khác nhau qua các lứa tuổi. Hoạt lực và nồng độ tinh trùng cao nhất ở 12-18 tháng tuổi và giảm từ 20 tháng. Mỗi lần xuất tinh từ 140 – 170 ml, hoạt lực từ 77-82 %, Nông độ tinh trùng biến động từ 207-343 triệu/ml, giai đoạn có nồng độ tinh trùng cao nhất ở độ tuổi 12-18 tháng tuổi (Phạm Hữu Doanh, 1989)

Lợn cái: có khả năng sinh sản tốt ngay từ lứa 1 tới lứa 6, sau đỏ giảm dần. Đàn lợn nái được chọn lọc đã cỏ các chỉ tiêu cao hơn đàn đại trà. Đàn lợn nuôi ở các trại nhà nước cỏ các chỉ tiêu cao hơn và ổn định hơn so với lợn nuôi ở trại tập thể gia đình.

Khả năng cho thịt: Nhóm lợn trắng Phú Khánh có hướng sản xuất nạc – mỡ, lợn được nuôi vỗ béo cho các tỷ lệ thịt, mỡ như sau: Trọng lượng xuất chuồng 98 kg, tỷ lệ thịt xẻ 76%, tỷ lệ nạc 43%, xương 7,8 và P2 là 5,4 mm

Bảng 2.16. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn cái Phú Khánh

Chỉ tiêu Đàn nái đai trà Đàn nái chọn lọc
Số lứa đẻ bình quân/năm 1,7 1,8
Số con sơ sinh một ổ 8,68 8,63-9,4
Khối lượng sơ sinh (kg) 1,08 1,1-1,15
Khối lượng lúc 21 ngày tuổi (kg) 26,28 32,25-32,55
Số con nuôi sống ở 55 ngày 7,35 7,22-7,8
Khối lượng lúc 55 ngày tuổi (kg) 7,79 8,4-8,7

⇑⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA SÚC TOÀN TẬP để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

 NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây