Kỹ thuật nuôi cá sấu

Kỹ thuật giết mổ các sấu thương phẩm

1. Phương pháp bắt

Cá sấu thương phẩm có kích thước cơ thể lớn, tính hung dữ cao, khi bị dồn bắt để giết mổ có nhiều khó khăn hơn đối với cá sấu nhỏ. Yêu cầu trong công việc này phải thật sự an toàn cho người làm việc. Không được làm ảnh hưởng nhiều đến những con khác vì khi bị sợ hãi chúng sẽ bỏ ăn nhiều ngày ảnh hưởng đến sinh trưởng. Khi giết mổ yêu cầu phải làm cho cá sấu chết nhanh, không được để kéo dài sự đau đớn với con vật.

Hiện nay có nhiều cách bắt như dùng xung điện hoặc bắn thuốc mê làm cho cá yếu đi rồi mới tiến hành, nhưng cácphương pháp này tốn kém. Thông thường và đỡ nhất vẫn là dùng dây thừng đánh thòng lọng, vòng thòng lọng được mắc vào đầu một cây sào dài vừa tầm tay. Khi bắt, tròng dây vào cổ cá sấu ở vị trí phần cuối hàm rồi lôi ra ngoài khu vực rộng rãi, sau đó tung một bao tải dày và ẩm vào đầu cá sấu đế che mắt, một người giữ dây kéo phần đầu để đảm bảo an toàn, một người giữ phần đuôi, một người đi từ phía đuôi lên và tiến hành trói mồm, trói chân sau. Nếu cá sấu quá lớn phải dùng hai dây thừng, một dây kéo đảm bảo an toàn, một dây khác khóa mồm.

2.Phương pháp giết mổ

*   Nếu lấy tiết để sử dụng: toàn bộ cơ thể cá sấu cần rửa sạch bằng nước, nhất là khu vực cổ, sau đó dùng khăn sạch lau khô nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh. Cá sấu được đặt úp trên bàn. Người thao tác chính đứng phía đầu cá sấu một tay giữ mồm cá đã trói, tay khác dùng dao nhọn, sắc (cả hai bên) chích sâu vào phần sau gáy và lắc sang cả hai bên chừng 3-4 cm (vị trí ngay sau gáy, sát với đốt sống đầu tiên). Người phụ việc kéo nghiêng phần đầu cá sấu ra cạnh bàn, cầm dụng cụ đã có sẵn một ít nước sạch pha muối loãng đưa xuống dưới chỗ cắt để hứng tiết. Trong vòng từ 5-7 phút tiết trong cơ thể sẽ chảy hết vào dụng cụ đựng. Lúc đó phải tiến hành khuấy đều trước khi đưa vào nơi bảo quản.

*   Nếu không lấy tiết để sử dụng: Người thao tác chính dùng một dao nhỏ cắt sâu phía sau gáy đứt tuỷ sống nơi tiếp giáp giữa hộp sọ và đốt sống thứ nhất, đồng thời dùng dụng cụ hứng hết tiết trong vòng 6-7 phút để không làm mất vệ sinh bàn mổ.

Kỹ thuật nuôi cá sấu
Kỹ thuật nuôi cá sấu

3. Kĩ thuật lột da

*   Yêu cầu kĩ thuật: Tấm da sau khi lột phải liền nhau và có diện tích rộng nhất, không để thịt cá sấu còn sót lại trên da, nhưng cũng không được làm rách, ảnh hưởng đến chất lượng da.

*   Thao tác: Trước khi lột da cần rửa sạch hết phần tiết vương vãi trên thân cá và bàn mổ, lật ngửa thân cá sấu trên bàn.

Dùng dao nhỏ chiều dài 12-15 cm có lưỡi cong hình lá đa sắc nhọn cắt da phần dưới cằm và sát hai bên xương quai hàm đến hết cổ. Tiếp theo rạch một đường thẳng dưới mặt bụng từ giữa cổ đến phần đuôi. Tiến hành lột từng bên, đảm bảo khi đã lột đến gần xương sống phải đổi bên. Các chi cần rạch phía dưới khi đến sát bàn chân dùng dao khoanh để bỏ riêng các bàn chân.

4. Ướp muối và bảo quản da

Da lột xong cần rửa sạch bằng nước, dùng muối hạt ướp hailần.

–    Lần thứ nhất: lượng muối dùng bằng 1/3 trọng lượng tấm da, xát kĩ cả bên ngoài và bên trong tẩm da, sau đó để ngửa tấm da vào nơi thoáng mát trong 24 giờ cho muối thấm vào toàn bộ tấm da. Không được để vào nơi có kim loại như sắt vì tấm da sẽ biến màu do ôxit sắt gây ra.

–        Lần thứ hai: Rửa sạch tấm da cho hết nước muối và nước mô tiết ra trong lần ướp thứ nhất, để ráo nước trong vòng 30 phút và tiếp tục xát muối cả hai mặt da. Lượng muối dùng lần hai khoảng 1/4 trọng lượng tấm da. Sau khi xát muối xong lần hai, gấp gọn tấm da như gấp chăn và đưa vào bảo quản nơi mát. Nên đặt các tấm da vào trong thùng bằng inox để không bị ảnh hưởng bởi gỉ sắt. Cách bảo quản này có thể để tại chỗ được 2 tháng. Khi đã có đủ số lượng da cần đưa ngay đến nhà máy thuộc da để chất lượng tấm da được an toàn.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI CÁ SÂU  để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây