Trại cá sấu ở Đồng Nai

Hướng dẫn nuôi cá sấu thương phẩm (từ 2-4 năm tuổi)

1. Những đặc điểm của cá sấu giai đoạn thương phm

Cá sấu ở giai đoạn thương phẩm (2-4 tuổi) có những đặc điểm khác hẳn với giai đoạn cá sấu con mới nở. Cơ thể đã lớn hơn cả về chiều dài và khối lượng; bản thân có khả năng chịu được những điều kiện môi trường khắc nghiệt hơn ở giai đoạn cá mới nở; khi ăn mức độ tranh mồi và cắn nhau mạnh hơn, sự chênh lệch nhau về tốc độ lớn cũng rõ rệt hơn. Vì vậy, về chuồng trại, thức ăn, phòng bệnh và các yếu tố khác cũng cần phải phù hợp để vật nuôi phát triển được tốt.

Yêu cầu trước khi cho cá vào nuôi chúng ta phải tiến hành một số các biện pháp kĩ thuật như đánh số cá thể, cân đo chiều dài và khối lượng ban đầu để lập hồ sơ theo dõi trong suốt quá trình nuôi.

2. Đánh dấu cá thể (đánh s cho từng con)

Hiện nay có nhiều phương pháp đánh số cá thể như: (i) dùng sơn viết lên thân cá, (ii) dùng các chữ số bằng kim loại nung nóng làm cháy da để thành sẹo, (iii) cắt khấc trên vây đuôi hoặc cắt vây trên đuôi v.v. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, ở đây chúng tôi giới thiệu phương pháp đánh số cá sấu bằng cách cắt vây trên đuôi. Phương pháp này đơn giản, thời gian giữ được dấu lâu, không bị mờ (khoảng 5 năm) khi quan sát kiểm tra dễ nhận biết và có thể đánh dấu được tới 1.000 cá thể của một đàn cá sấu nuôi trong cùng một trang trại.

*   Cách tiến hành: Dựa vào đặc điểm đuôi cá sấu có hai hàng vây nhô cao ở phía trên phần đuôi và một hàng vây đơn ở phía dưới. Ta coi chỗ giao tiếp giữa hàng đôi và hàng đơn là điểm số không, khi đứng ở phía đuôi nhìn từ đuôi đến đầu cá sấu.

*   Quy định:

–    Ở phần có hai hàng vảy nhô cao (phần trên đuôi):

+ Hàng vây đuôi phía trái là hàng chục;

+ Hàng vây đuôi phía phải là hàng đơn vị.

–    Ở phần có một hàng vảy nhô cao (phần cuối đuôi): Hàng vây đơn phía sau đuôi là hàng trăm.

*   Phương pháp đánh dấu:

–    Dụng cụ để cắt gồm: Dùng một dao nhỏ, sắc để cắt được vây một cách dễ dàng bởi vây cá sấu bằng sừng nên cứng và chắc + 01 lọ nước muối loãng, hoặc KMnO4 (thuốc tím) để sát trùng.

–    Tiến hành đánh dấu: Bắt từng cá thể, dùng dao cắt vây theo số thứ tự như đã quy định từ số 1 cho đến hết số lượng cá có trong đàn. Sau khi cắt xong mồi con phải dùng thuốc tím hoặc nước muối sát trùng ngay để chống nhiễm trùng và thả vào nơi có môi trường nước trong sạch.

Lưu ý: Việc đánh bắt toàn bộ cá sấu từ ao đang nuôi lên để đánh số rất khó khăn và tốn thời gian, nên thuận lợi nhất là khi vận chuyển cá sấu giống từ nơi khác về trước lúc thả vào ao phải tiến hành ngay công tác đánh số để không phải tốn công bắt lại.

Trại cá sấu ở Đồng Nai
Trại cá sấu ở Đồng Nai

3. Lập hồ sơ theo dõi số lượng

Tuỳ theo điều kiện mỗi cơ sở, có nơi nuôi nhiều, có nơi nuôi ít, nhưng để tiện cho việc theo dõi tốc độ sinh trưởng, tình trạng sức khoẻ từng con và tính số lượng thức ăn cho tháng tiếp theo, nhất thiết sau khi đánh số phải lập hồ sơ theo dõi theo mẫu sau:

TT Số cá thể Năm tuổi Nơi

thả

Ngày kiểm tra Chiều dài (cm) Khối lượng (kg) Ghi chú về chất lượng
1              
2              
3              

 

Cách ghi chú trong biểu mẫu: Sau mỗi lần kiểm tra định kì, nếu di chuyển con lớn hơn sang ao khác phải ghi rõ chuyển vào ao nào? Khi cá bị bệnh cũng ghi chú rõ số con, bị bệnh gì, thuốc đã điều trị. Nếu trong cùng một ao có cá thể khác loài phải ghi rõ loài gì? Đến giai đoạn trưởng thành, khi kiểm tra tính đực/cái từng cá thể phải ghi chú rõ để làm cơ sở cho việc tuyển chọn cá bố mẹ sau này.

4. Các biện pháp kĩ thuật

Xây dựng chuồng nuôi:

*   Vị trí chuồng nuôi:

Đặt ở nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng, tiện giao thông, không có tiếng động mạnh làm đàn cá sợ hãi, có nguồn nước sạch để làm vệ sinh hàng ngày, có hệ thống tiêu nước thải không làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường xung quanh.

*   Diện tích chuồng nuôi:

Để tiện cho việc theo dõi sức khoẻ của đàn cá, kiểm tra định kì hàng tháng, chuyển những con yếu ra khỏi đàn để cách li chữa bệnh hoặc chuyển cá sấu sang ao khác làm vệ sinh ao vào dịp cuối năm…. Những công việc này rất cần làm xong trong một ngày. Diện tích chuồng nuôi tùy thuộc vào số lượng cá nuôi. Chúng ta nên xây dựng chuồng nuôi có kích thước tối đa là 100 m2/ô chuồng. Với diện tích này có thể nuôi được 100 con loại 2 năm tuổi (mật độ 1 con/m2), hoặc 50 con loại 3 năm tuổi (mật độ 0,5 con/m2), hoặc 30 con loại 4 năm tuổi (mật độ 3m2/con).

*   Chuồng nuôi cá sấu gồm 2 phần:

–    Phần ao chứa nước có diện tích chiếm 40-50%; bờ ao có thể đấp bằng đất hoặc xây bằng gạch, hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật. Bờ ao có độ dốc ít (thoải) để cá dễ lên xuống. Độ sâu mực nước từ l,2-l,5m đủ để cho cá vận động dưới nước và ổn định nhiệt độ môi trường nước ao trong ngày và đêm.

–    Phần đất trên bờ chiếm 50-60% diện tích. Bố trí mặt bằng cao hơn mức nước trong ao từ 30-40 cm. Đây là khu vực cho cá nằm tắm nắng và cho con người đi lại bắt cá kiểm tra, chữa bệnh, dọn vệ sinh v.v..Vì thế chúng ta nên bố trí phù hợp, đủ chỗ cho cá nằm tắm nắng và thuận tiện cho con người làm việc, có thể để đất tự nhiên hoặc lát sàn bằng xi măng, gạch đỏ loại mỏng nhưng yêu cầu không trơn trượt hoặc quá nhám làm xây xát da cá sấu. Trồng cây tạo bóng mát để chống nóng trong mùa hè và chắn gió cho mùa đông.

*   Đối với một số tỉnh phía Bắc, vào mùa đông do thường xuyên có gió mùa gây giảm nhiệt độ môi trường, cần phải có kế hoạch trú đông cho cá, hiện tại có những cách làm khác nhau như:

–    Nếu nuôi trong ao đất, mức nước ao luôn phải cao hơn 1m, mùa đông cần cấp thêm nước đảm bảo độ sâu trên l,5m, thả bèo tây kín mặt ao kết hợp dùng vải bạt che kín xung quanh ao để chắn gió.

–    Nếu nuôi cá sấu trong ao xây mức nước < lm và có nền đáy là xi măng, mùa đông phải dùng vải bạt che kín xung quanh và trên mặt để chắn gió kết hợp với dùng nhiệt sưởi ấm. Khinhiệt độ môi trường dưới 15°C nhiều ngày cần phải cho cá vào nơi ấm hơn, nếu để cá sấu bị lạnh sẽ gây viêm phổi.

Một số nơi có điều kiện như Công ty Âu Lạc Tuần Châu (Quảng Ninh), vào mùa đông dành một khu vực nhỏ có tường và trần kín, dồn cá vào trong, cho nhiều cỏ khô trên nền chuồng, có hố nước nhỏ đảm bảo độ ẩm và cung cấp nhiệt để sưởi ấm. Hiện nay đã qua nhiều mùa đông nhưng đàn cá sấu ở đây vẫn khoẻ và sinh trưởng tốt.

*   Hệ thống hàng rào bảo vệ:

Trong một ao nuôi cá sấu cần có hệ thống hàng rào bao quanh để giữ an toàn cho con người và vật nuôi, yêu cầu phải đáp ứng được các điều kiện sau:

–    Yêu cầu kĩ thuật:

Hàng rào chắc chắn, có độ cao ít nhất 2m tính từ mặt đất, đảm bảo không để cho cá sấu leo hoặc chui ra ngoài kể cả nhũng khi gặp sự cố về nước lụt trong vùng. Hệ thống này được xây dựng như sau:

Móng xây sâu 0,5m để tránh cá sấu chui ra ngoài khi có nước ngập làm mềm đất sát chân tường.

Phần tường sát mặt đất xây bằng gạch hoặc đá cao 0,5-0,8m. Dùng cọc xi măng loại 0,2 x 0,2 x 2,5m chôn sâu với khoảng cách 2m/ cọc để căng lưới B40 phía trên phần tường xây.

Hệ thống cửa ra vào an toàn và thuận tiện.

Đạt được tính thẩm mỹ, nhất là những nơi nuôi cá sấu có kết hợp việc phục vụ khách du lịch tham quan.

5. Mật độ cá thả

Cá 2 năm tuổi mật độ thả 1 m2/con

Cá 3 năm tuổi mật độ thả 2 m2/con

Cá 4 năm tuổi mật độ thả 3 m2/con

Cá 5 năm tuổi mật độ thả 4 m2/con.

Khi thả giống phải chọn những con có cùng kích thước vào một ao để giảm thiểu sự cắn nhau. Trong quá trình nuôi, con vật có sự quen nhau và quen khu vực ở của cá thể, vì thế nên hạn chế di chuyển cá sấu từ ô chuồng này sang ô chuồng khác trong một thời gian ngan. Sau 2 tháng nuôi mới làm công tác tuyển chọn, phân lại đàn.

6.Quản lý và chăm sóc

*   Lựa chọn loại thức ăn:

Cá sấu ở giai đoạn thương phẩm (từ 2-4 năm tuổi) có thể ăn các loại thức ăn rẻ tiền có nguồn gốc từ động vật như: cá nước ngọt, cá biển, phế thải của các lò mổ, sản phẩm thải loại của các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm v.v.

–    Số lần cho ăn: 3,5 lần/tuần (hai ngày cho ăn một lần).

–    Thời gian: Trong các tháng mùa nóng cho cá ăn vào lúc 8h30- 9h30 sáng, đây là thời điểm nhiệt độ môi trường đã ấm áp, phù hợp cho quá trình tiêu hoá của cá sấu.

Các tháng mùa lạnh, những ngày ấm khi nhiệt độ môi trường > 20°C cũng có thể cho cá sấu ăn mồi, thời gian thích hợp từ 10-11 giờ trưa. Những ngày nhiệt độ môi trường < 20°C không cho cá sấu ăn vì lúc này cá không có khả năng tiêu hoá thức ăn.

–    Cách tính số lượng thức ăn:

Khi tính số lượng thức ăn cho mỗi ô chuồng phải dựa vào chiều dài và trọng lượng đợt kiểm tra định kì tháng trước, cách tính được thể hiện như bảng sau:

Bảng 2: Nhu cầu thức ăn hàng tuần, tính theo % khối lượng cơ thể

TT Chiều dài trung bình của cá (cm) Nhu cầu TA hàng tuần, theo % TL cơ thể Lượng thức ăn mỗi tuần tính bằng (gam)
1 45-60 26% 80-210
2 61-90 20% 210-415
3 91-120 15% 415-940
4 121-140 13% 940-1.310
5 141-160 12% 1.310-1.910
6 161-180 11% 1.910-2.430

Chú ý: Cách tính trên là số liệu chung cho các trại, trogn quá trình chăn nuôi người nuôi cần theo dõi sát xem lượng thức ăn cugn cấp cho cá sấu có sử dụng hết không để điều chỉnh cho hợp lý.

*   Đối với cá sấu nuôi tại một số tỉnh phía Bắc do có mùa đông lạnh nên sử dụng lượng thức ăn cũng có sự sai khác giữa mùa nóng và mùa lạnh. Qua nhiều năm theo dõi tại Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Viện Chăn nuôi chúng tôi thấy vào mùa hè cá sấu ăn từ 18-25% trọng lượng cơ thể/tuần. Nhưng trong các tháng mùa lạnh cá sấu chỉ ăn từ 6-8% trọng lượng cơ thể/tuần.

–    Phương pháp cho ăn: Nên tạo cho cá thói quen ăn đúng giờ, trước khi người chăn nuôi dùng dụng cụ gõ nhẹ tạo ra âm thanh, hình thành phản xạ có điều kiện cho cá mỗi khi ăn.

Thức ăn thừa cần dọn sạch không để rơi vãi xuống nước làm ô nhiễm môi trường. Do cá sấu là loài động vật dữ hay tranh ănnên ngay từ đầu người công nhân tung thức ăn thành diện rộng để giảm thiểu sự cắn nhau.

Đối với cá sấu nhỏ 2 năm tuổi, bộ răng chưa phát triển ta phải cắt thức ăn thành các miếng nhỏ để dễ nuốt. Khi đạt 3 tuổi trở đi có thể cho cỡ mồi lớn hơn nhưng yêu cầu không để cá phải giành nhau hoặc kéo xuống nước làm ô nhiễm môi trường. Nếu có thức ăn là gia cầm thải loại nên bỏ lông và ruột trước khi cho ăn vì lông gà cản trở quá trình tiêu hoá, nội tạng gà có thể làm cá sấu lây nhiễm một số bệnh kí sinh trùng trong đường ruột.

–    Thành phần các loại thức ăn:

+ Nên cho kết hợp nhiều loại loại thức ăn để đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng. Trong quá trình nuôi thích nghi cá sấu Cuba tại Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Viện Chăn nuôi đã cho thấy: Khi cho thức ăn có tỷ lệ cá nước ngọt 50% + 50% gà thải loại thì cá sấu sinh trưởng nhanh nhất (năm 2000-2001 đàn cá tăng trung bình 19 cm và 8 kg/con/năm).

+ Trước vụ rét hàng năm cần bổ sung thêm vào thức ăn một lượng nhỏ glucoza + Bcomplex để tránh hiện tượng tụt đường huyết khi đổi mùa.

7. Vệ sinh phòng bệnh, phân lại quy cỡ và san thưa mật độ

Sau khi cho ăn từ 1,5-2,0 giờ phải dọn sạch thức ăn dư thừa, phân do chúng thai ra và tiến hành thay nước mới, tuyệt đối không được để cá ăn phải số thức ăn ôi thiu từ hôm trước sót lại. Trong quá trình nuôi phải luôn luôn theo dõi, quan sát tình trạng sức khoẻ vật nuôi, khi phát hiện thấy dấu hiệu những con yếu hơn phải kịp thời bắt nhốt riêng để chăm sóc.

–    Do cá sấu có đặc điểm sinh trưởng không đồng đều, trong đàn sẽ có vài con lớn nhanh hơn, khi ăn thường xảy ra hiện tượng con lớn cắn con nhỏ, vì thế sau hai tháng nuôi phải tiến hành chuyển những con lớn sang ô khác để giảm thiểu sự cắn nhau.

–    Sau 1 năm nuôi dưỡng cần tổng dọn vệ sinh và san thưa mật độ.

8.Kiểm tra tốc độ sinh trưởng

Kiểm tra tốc độ sinh trưởng định kì giúp ta biết được tình trạng sức khoẻ đàn cá từ đó có căn cứ điều chỉnh lượng thức ăn phù họp.

*   Nhân lực và dụng cụ cần có khi kiểm tra:

Nhân lực: cần có 5 người để làm những việc sau: bắt, trói, cân đo, ghi chép và canh giữ không cho những con khác tấn công người làm.

*   Dụng cụ:

–    1 thước đo chiều dài có vạch cm;

–    15 m dây thừng hoặc dây nilon loại cứng 4-8 mm;

–    2 que có móc để chòng và cởi dây buộc khi thả;

–    Dụng cụ để cân, nên dùng cân đồng hồ để dễ thao tác;

–    2 bao tải dày dùng che mắt cá sấu;

–    Thiết bị bảo hộ (ủng, găng tay v.v);

–    Sổ sách, bút ghi chép.

*   Thao tác đo chiều dài:

Có hai cách đo: (i) Đo từ đầu mõm đến mút đuôi, đây là phương pháp được dùng phổ biến hiện nay, (ii) đo từ đầu mõm đến hậu môn, phương pháp này khó thực hiện vì khi đo cần lật ngửa cá.

*   Cân trọng lượng:

Cá nhỏ dưới 2 năm tuổi, cho vào bao tải cân toàn bộ sau đó trừ bì; với cá lớn để đảm bảo an toàn phải trói lại trước khi cân.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI CÁ SÂU  để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây