tôm thẻ chân trắng

Phương pháp bón phân gây màu nước nuôi tôm thẻ chân trắng

Phương pháp bón phân gây màu nước nuôi tôm thẻ chân trắng

  1. Màu nước

–    Màu nước là màu của nước được thể hiện dưới ánh sáng mặt trời. Các yếu tố hợp thành màu của nước là các ion kim loại, mùn bã hừu cơ tan trong nước, bùn đáy, chất huyền phù, chất keo, đặc biệt là các loại sinh vật sống trong nước, nhất là các tảo đơn bào.

–    Màu nước đậm hay nhạt là thể hiện các chất hữu cơ nói trên và mật độ các loại tảo có trong nước nhiều hay ít.

–    Lượng tảo đem bào có trong nước nhiều hay ít, thành phần giống loài gì phụ thuộc vào nồng độ và tỉ lệ các loại phân bón. Ví dụ tỉ lệ N/P = 3/1 – 7/1 thìđa số các loài tảo có trong ao là tảo lục, làm cho nước có màu xanh lục.

–    Tỷ lệ N/P = 10/1 thì đa số các loại tảo trong nước là tảo khuê, làm cho nước có màu vàng lá chuối non.

tôm thẻ chân trắng
tôm thẻ chân trắng

–    Màu nước có ý nghĩa rất lớn đối với ao nuôi tôm để:

+ Làm tăng lượng ôxy hòa tan trong nước;

+ Ổn định chất nước và làm giảm các chất độc trong nước;

+ Làm thức ăn bổ sung cho tôm;

+ Giảm độ trong của nước giúp cho tôm nuôi dễ, tránh địch hại;

+ Nâng nhiệt và ổn định nhiệt trong ao;

+ Hạn chế tảo sợi và tảo đáy phát triển;

+ Hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển; đảm bảo cân bằng sinh thái vùng nước.

2.  Đặc trưng của các loại màu nước

a)  Màu mận chín

–    Chủ yếu là tảo khuê, rất có lợi đối với tôm. Thành phần chủ yếu của các loại tảo là closteriopsislongissima (L); schroederia, spirotaenia, surrireỉla biseriata (B), tiểu cầu tảo …

–    Các loài tảo này là thức ăn của ấu trùng tôm ở giai đoạn hậu ấu trùng.

b) Màu xanh nhạt hoặc xanh đậm

Thường được gọi là xanh vỏ đậu. Thành phần chủ yếu là tảo lục. Tảo lục hấp thụ rất nhiều đạm hữu cơ nên dễ làm sạch nước có lợi cho tôm.

c)  Màu xanh đậm

Chủ yếu là tảo lam, tảo lục, thường thấy ở ao cũ. Tỷ lệ sống của tôm ở ao này không cao lắm.

d) Màu xám hoặc màu nước tương

Chủ yếu là tảo chromulina, englenaacus. Đây là những ao do quản lý không tốt để dư thừa thức ăn quá nhiều, làm nước bị ô nhiễm nên tôm dễ chết.

e)  Màu vàng

Là những ao có vật hữu cơ tích luỹ quá nhiều, qua quá trình phân giải của vi sinh, làm cho pH giảm thấp, không thích hợp cho việc nuôi tôm. Các loại tảo chủ yếu ở đây là tảo chromulina hoặc schroederia.

f)  Màu trắng đục hoặc hơi đục

Chủ yếu là các loại động vật như copepoda và các hạt hữu cơ nhỏ li ti. Tôm nuôi ở đây rất dễ bị bệnh và tỷ lệ sống rất thấp.

g)  Màu trong vắt

Trong nước có nhiều kim loại nặng và vật gây bệnh cho tôm, pH thấp, ít sinh vật phù du, không nuôi được tôm. Việc cải tạo ao nuôi cũng như bón phân gây màu nước là tạo điều kiện sinh thái thích hợp với đời sống của tôm để tôm lớn nhanh theo kế hoạch sản xuất của người nuôi. Những chỉ tiêu đó được thể hiện qua màu sắc của nước như đã nói trên và các chỉ tiêu lý hoá của nước.

3.  Các chỉ tiêu lý hoá nước ao nuôi tôm

Một số chỉ tiêu lý hoá được coi là tốt như sau:

–    Ôxy hòs tan trên 4 mg/1;

–    pH 8,0 – 8,5; trong ngày không được thay đổi quá 0,4 – 0,5 độ;

–    Nhiệt độ không được quá cao hay quá thấp lâu ngày; thích hợp nhất là 20 – 30°c, quá cao không quá 33,5°c, quá thấp không thấp quá 18°C;

–    Độ kiềm trong khoảng 100 đến 250 mg/1;

–    NH4, NO3 không được tăng quá đột ngột để sinh bệnh cho tôm;

–    Màu nước là màu xanh lục hoặc màu mận chín;

–    Độ mặn 5 – 32%0 thích hợp nhất là 10 – 25%o;

–    Nếu pha với nước ngọt, độ mặn có thể giảm đến 1 – 2 (gần như nước ngọt) tôm vẫn có thể sống được nhưng phải giảm từ từ.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây