nuôi trồng thủy sản

Một số khó khăn và thách thức trong phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay

Nghề nuôi trồng thủy sản còn gặp nhiều bệnh rất nan giải và không có khả năng chữa trị như các bệnh Hội chứng đốm trắng ở tôm sú (WSSV), Hội chứng đầu vàng hay Hội chứng Taura ở tôm thẻ chân trắng, bệnh vi-rút thần kinh ở các song (mú) (VNN)… Nuôi tôm cũng đang gặp phải những thử thách khó khăn như vấn đề thức ăn, môi trường nuôi, dịch bệnh và cả thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sự yếu kém trong công tác kiểm soát chất lượng môi trường và quản lý những rủi ro của phương thức nuôi thâm canh. Chất lượng môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất bừa bãi và đánh bắt không hợp lý là tổng hòa các yếu tố gây nên rủi ro lớn cho người nuôi.

Nhiều đối tượng có giá trị kinh tế nội địa vẫn chưa được nghiên cứu để phát triển đưa vào nuôi trồng có hiệu quả.

Việc tồn đọng các hóa chất hay các vật liệu của chiến tranh, cũng như sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nguồn nước nuôi trồng thủy sản, gây nên chất sự mất cân bằng sinh học hay không an toàn cho hệ thống nuôi. Những tác hại này đã ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

1. Giá thức ăn cao, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát

Chi phí thức ăn trong giá thành sản phẩm nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 50%. Do vậy, giá thức ăn cao trong nước và trong khu vực đã tác động bất lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta trong những năm qua.

Nhìn chung, giá thức ăn ngày càng tăng và cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng thức ăn do các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và thủy sản sản xuất có chất lượng rất khác nhau, nhiều sản phẩm thức ăn chưa kiểm soát được. Nhiều xí nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản chưa tuân thủ đúng qui định đã ban hành của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản. Nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn đang còn thiếu, chi phí vận chuyển cao.

2. Năng suất nuôi trồng thủy sản vẫn còn thấp

Mặc dù GDP ngành thủy sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế quốc dân. Tổng sản phẩm xuất khẩu của thủy sản năm 2005 đạt 2,65 tỷ USD (Báo cáo tổng kết ngành năm 2005. Trong khi số 15 % dân số lao động của đất nước tham gia vào thủy sản. Mặc dù năng suất lao động nuôi trồng chưa cao ở nhiều nơi và nhiều khu vực, phần do thiếu công nghệ và thiếu vốn, phần khác do trình độ tổ chức sản xuất còn yếu. Ở các nơi, đặc biệt các tỉnh ven biển miền Trung, có tiềm năng về phát triển nuôi trồng thủy, nhất là công nghệ nuôi ở biển nhưng hầu hết họ đang còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý, tổ chức, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cả thị trường tiêu thụ sản phẩm.

3. Thiếu con giống tầm trọng và chất lượng giống không được quản lý

Hệ thống cung cấp con giống còn manh mún và thiếu an toàn đang rất phổ biến ở nhiều địa phương, các trại hay trung tâm các giống tôm, cá bố mẹ còn có chất lượng thấp dẫn đến chất lượng con giống thấp, sức sống kém và giống chưa sạch bệnh vẫn còn là thực trạng cần giải quyết. Việc cấp bách, bộ ngành và các cơ sở sản xuất cần có chủ động con giống là vấn đề bàn thảo khá nhiều lần nhưng vẫn chưa giải quyết được. Các hiện tượng sử dụng các con giống bố mẹ kém chất lượng, nhất là tôm sú đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi trồng. Giống không sạch bệnh đã gây nên sự thất bát liên tục trong các năm từ 2002 đến 2005, nhiều hộ nông dân mất cả vốn lẫn kế sinh nhai.

4. Tình trạng thiếu nghiêm trọng các nguyên liệu dùng làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản

Trong 10 năm qua, hàng năm nước ta nhập khoảng 30 – 40% ngô, 80% khô dầu đậu tương, 50% bột cá và các loại thức ăn bổ sung có nguồn gốc từ vitamin, khoáng và enzyme, axit amin tổng hợp. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến 2005 nhu cầu thức ăn tinh cho chăn nuôi và nuôi trồng khoảng 10 triệu tấn, trong khi đó ta chỉ sản xuất được 7,6 triệu tấn và cần nhập 2,4 triệu tấn/năm. Đến 2010 nhu cầu thức ăn tinh sẽ tăng lên 1,6 lần và như vậy ta cần 16 -17 triệu tấn, trong khi đó ta chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu.

tôm sú

5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản vẫn tiếp tục tăng do thu nhập của nhân dân tăng lên. Song giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm thủy sản vẫn còn có khoảng cách, thiếu thông tin. Người chăn nuôi phải bán sản phẩm giá thấp, người tiêu thụ lại phải mua với giá cao hơn, chênh lệch này người buôn bán hưởng lợi lớn hơn người sản xuất. Trong khi thị trường nước ngoài ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt nhất là sau 2006 khi Hiệp định AFTA có hiệu lực hoàn toàn và thị trường chung của thế giới WTO. Vì vậy rất cần thiết cung cấp thông tin đầy đủ, tổ chức theo hệ thống nuôi trồng và đánh bắt phải có hiệu quả để đủ sức cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt ở các thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật, vấn đề an toàn thực phẩm cũng là điều đáng quan tâm của những người chăn nuôi và người quản lý. Nhiều bài học kinh nghiệm từ thị trường và chất lượng sản phẩm như xuất khẩu tôm, cá ba sa đang là những bài học quý giá cho các nhà sản xuất nước ta phải thực hiện qui trình nghiêm chỉnh và an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi. Các nhà kinh doanh và xuất khẩu phải có tìm hiểu thị trường một cách chắc chắn hơn.

6. Dịch bệnh vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đến các loài và đối tượng nuôi

Một số bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng ở cá đã gây nên mất an toàn và thất bát. Bệnh đốm trắng ở tôm he đã thiệt hại nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm, hội chứng Taura ở tôm he chân trắng cũng tổn thất lớn cho công nghệ nuôi tôm ở nhiều vùng. Các bệnh khác ở cá, bệnh ốc hương cũng gây nên thiệt hại lớn cho các hộ nuôi trồng thủy sản. Chính phủ đã có quyết dịnh số 166 và 167 TTg-QĐ ngày 26/10/2001, trong đó hỗ trợ các loại vắc xin chủ yếu tránh các bệnh dịch đối với gia súc, gia cầm. Bộ Thủy sản có nhiều chương trình hỗ trợ cho những người nuôi trồng bằng các chương trình phòng trừ tổng hợp.

7. Hội nhập kinh tế khu vực và Tổ chức thương mại thế giới, vừa là thuận lợi – vừa là thách thức

Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Trước hết là thách thức lớn trong cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Trình độ công nghệ và điểm xuất phát của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Ma-lay-xi-a… Rõ ràng nếu như chúng ta không hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản trong những năm tới, thị trường nội địa cũng sẽ bị thu hẹp bởi sức ép của chất lượng sản phẩm khác như thịt, trứng, sữa từ nước ngoài vào nước ta sẽ ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây