cá chẽm

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá chẽm

1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cá chẽm (L. calcarifer) là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng Nhiệt đới và Cận Nhiệt đới, thuộc Châu Á và Thái Bình Dương. Cá được nuôi thương phẩm nhiều ở các nước: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Đài Loan…. trong các ao đầm nước lợ và nước ngọt cũng như nuôi trong lồng trên các vùng biển. Sinh sản nhân tạo cá chẽm được nghiên cứu thành công đầu tiên ở Thái Lan vào những năm 1976 bằng phương pháp vuốt trứng từ những cá bố mẹ chín muồi sinh dục đánh bắt được từ các bãi đẻ tự nhiên [31].

Đến năm 1973, Thái Lan đã thành công trọng việc kích thích cá nuôi vỗ cho sinh sản bằng phương pháp điều chỉnh môi trường, vòng đời của loài cá này đã được khép kín trong sản xuất giống nhân tạo. Đến năm 1985, mỗi năm tại Thái Lan sản xuất trên 100 triệu con giống, riêng Trạm thuỷ sản Satul mỗi năm cấp trên 30 triệu con [27]. Một số nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản như Indonesia, Philipine, Trung Quốc, Nauy… cá chẽm được sản xuất và nuôi thương phẩm với quy mô công nghiệp trong ao đất, nuôi lồng trên biển với mật độ từ 2-6 con/m3, năng suất đạt 10- 80 tấn/ha. Như vậy, giống nhân tạo đã trở thành nguồn cung cấp giống chủ yếu cho các trại cá biển ở các nước này [3].

cá chẽm

2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Cá chẽm được đưa vào nghiên cứu, thử nghiệm sinh sản nhân tạo tại trường Đại học Cần Thơ, Đại học thuỷ sản Nha Trang từ những năm 1994. Công trình này mở ra triển vọng phát triển mạnh mẽ công tác nghiên cứu ứng dụng để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống các loài cá biển khác có giá trị kinh tế cao bằng con đường sinh sản nhân tạo. Trong quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá chẽm (cá vược) bố mẹ trong hệ thống lồng nuôi trên biển và bể xi măng nước chảy tuần hoàn với hệ thống lọc sinh học, tỷ lệ cá có thể tham gia sinh sản đạt 100%. Quy trình kỹ thuật ấp nở trứng cá, ương nuôi cá bột thành cá giống quy mô sản xuất thương mại với tỷ lệ sống đạt 38%. Kích thích cá vược sinh sản tự nhiên trong hệ thống bể xi măng với hệ thống lọc sinh học bằng việc sử dụng kích dục tố, tỷ lệ đẻ trứng đạt 100%, hoặc kích thích bằng các yếu tố sinh thái, tỷ lệ đẻ trứng đạt 95%. Sau đó, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II cũng tiến hành nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chẽm.  Năm 2000, Viện đã nghiên cứu thành công và xây dựng quy trình khép kín công nghệ sản xuất giống cá chẽm, từ việc thuần dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục trong bể ximăng, kích thích sinh sản, ương cá bột lên cá giống. Sau khi thành công, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II đã tiến hành chuyển giao cho một số tỉnh ven biển. Từ đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân cũng như các trại sản xuất giống theo quy mô hộ gia đình đã đưa đối tượng này vào sản xuất đại trà.

Tiếp thu công nghệ từ Đại học Nha Trang, Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Bình Định) cho sinh sản, ương nuôi thành công cá chẽm. Để có cơ sở đủ tiêu chuẩn ương cá chẽm, tỉnh Bình Định đã đầu tư nâng cấp Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến: xây dựng hệ thống xử lý nước biển, bể nuôi cá bố mẹ với hệ thống lọc sinh học, hệ thống bể ương nuôi từ cá bột đến giai đoạn cá hương, với tổng thể tích bể trên 60m3, hệ thống bể nuôi sinh khối luân trùng (rotifer) để làm thức ăn cho cá bột, và hệ thống cung cấp khí cho các bể nuôi… Kết quả cho thấy tỷ lệ nở thông thường từ 80-85%, đến 45 ngày, cá đạt chiều dài từ 2-3cm, đây là giai đoạn cá giống.

Trên cơ sở quy trình công nghệ nuôi vỗ cá bố mẹ, cho cá đẻ, thu và ấp trứng cá, ương nuôi từ cá 1 đến 10 ngày tuổi và từ 10 – 30 ngày tuổi của Trường Đại Học Nha Trang, tại Trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Yên Hưng – Quảng Ninh, từ tháng 3/2005 đến tháng 12/2006 Thạc sỹ Ngô Thế Anh và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu ứng dụng sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá vược (Lates calcarifer Bloch 1790). Từ việc nắm vững các vấn đề về bệnh cá; gây nuôi thức ăn tươi sống: tảo Chlorella, luân trùng Copepoda; kỹ thuật ấp trứng Artermia… nhóm nghiên cứu đã đạt được kết quả tốt: Năng suất trứng bình quân đạt 76.363 trứng/ kg cá cái/ đợt sinh sản; tỷ lệ cá bột (so với trứng thụ tinh) đạt từ 70-90%, trung bình 82,38%; tỷ lệ sống của cá chẽm giai đoạn từ 1-10 ngày tuổi đạt 59-71%, trung bình 62,25%; cỡ cá đạt được từ 3,9mm–6,1mm, trung bình đạt 4,81mm; tỷ lệ sống của cá chẽm giai đoạn từ cá 10 ngày tuổi lên cá 30 ngày tuổi đạt từ 40– 55%, trung bình đạt 47,63% [1].

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây