nuôi trồng thủy sản

Một số hình thức nuôi thủy sản nước ngọt và lợ

1. Nuôi cá trong ao nước ngọt

Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thủy sản (nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm. Ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5%o.

Theo kết quả điều tra khoa học, đã xác định được 544 loài cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình phát triển, chúng ta đã nhập thêm hàng chục loài khác như cá trắm cỏ, cá rô phi, cá rôhu, trôi Ân… Nghề cá nước ngọt bao gồm khai thác tự nhiên và nghề nuôi, trong đó nghề nuôi cá đã đóng góp vào việc cung cấp thực phẩm

2. Nuôi cá ruộng trũng và vùng ngập lũ

Được tiến hành theo mô hình nuôi cá – lúa, tôm – lúa, luân canh hoặc xen canh. Đây chính là hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.

Đối tượng nuôi chủ lực trong ruộng và vùng ngập lũ hiện nay là các loài cá nước ngọttôm càng xanh. Phát triển nuôi thủy sản trong ruộng trũng đã trở thành một hướng quan trọng để điều chỉnh cơ cấu canh tác, làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, cải thiện điều kiện kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao giá trị xuất khẩu. Các đối tượng khác là lươn, ếch, ba ba, cá sấu,… cũng đang được nuôi ở nhiều nơi.

tôm sú

3. Nuôi trồng thủy sản nước lợ

Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thủy sản trong vùng nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển. Ở đây “nước lợ” được hiểu là môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa.

Đối tượng nuôi chủ yếu các loài tôm: Tôm sú (P. monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm bạc thẻ (P. indicus), tôm nương (P. orientalis), tôm rảo (Metapenaeus ensis), tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei), tôm rằn (P. semisulcatus) và một số loài cá như cá vược (chẽm), cá dìa – cá nâu, cá mú (song), cá kình, cá đối.

Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình nuôi hữu cơ (nuôi tôm trong điều kiện gần như tự nhiên, không sử dụng hóa chất, kháng sinh, chất kích thích) bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây