nuôi trồng thủy sản

Đặc điểm hệ thống nuôi trồng thủy sản

1.    Có mục tiêu chung

Các thành phần trong hệ thống có cùng chung mục tiêu, từ đó chức năng hoạt động của từng thành phần được xác định rõ hơn.

tốm sú

2.    Có ranh giới rõ rệt

Ranh giới hệ thống cho biết quy mô và nội dung hệ thống. Nó giúp xác định cái bên trong (các thành phần) và cái bên ngoài của hệ thống. Thí dụ, ranh giới của hệ thống lớp học sinh viên được xác định là bốn bức tường của phòng học. Ranh giới này có được là do nhận ra từ sự phản hồi (feedback) của từng sinh viên có mang thuộc tính là theo học ngành nào đó.

3.    Hệ thống nuôi trồng thủy sản có đầu vào – đầu ra và các mối quan hệ

Hệ thống có đầu vào và đầu ra, các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ lẫn nhau, hệ thống lại có các mối quan hệ với môi trường. Tất cả quy định cách vận hành của hệ thống.

4.    Có thuộc tính

Thuộc tính xác định tính chất của hệ thống, phân biệt giữa các hệ thống với nhau. Mỗi thành phần đều mang thuộc tính chung này và có các đặc điểm riêng.

5.    Có thứ bậc

Thứ bậc có được là do ranh giới của từng hệ thống. Một hệ thống bao giờ cũng gồm các hệ thống nhỏ hơn bên trong (thành phần) và nằm trong những hệ thống khác lớn hơn.

6.    Có thay đổi

Hệ thống có tính ổn định tương đối; nó thay đổi theo thời gian và không gian do bị tác động của môi trường. Khi các thành phần thay đổi, hệ thống cũng thay đổi theo.

Ngoài ra, động vật thủy sản còn có một số đặc điểm như sau:

–    Là động vật thích hợp với môi trường nước, tồn tại và phát triển trong môi trường nước, chính vậy chúng có khả năng trao đổi chất rất đặc biệt: Đó là (1) trao đổi protein và axít amin trong cơ thể chúng và môi trường nước, sự tận dụng protein trong môi trường làm giảm chi phí protein trong thức ăn từ bên ngoài đưa vào. Quá trình chuyển hóa protein. Trong khi nhu cầu protein của động vật thủy sản thường lớn hơn động vật trên cạn. Nhu cầu protein của cá dao động trong khoảng từ 25 đến 55%, trung bình 30%, giáp xác từ 30-60%. Nhu cầu protein tối ưu của một loài nào đó phụ thuộc nguồn nguyên liệu làm thức ăn (tỉ lệ protein và năng lượng, thành phần amino acid và độ tiêu hóa protein), giai đoạn phát triển của cơ thể, các yếu tố bên ngoài khác. Khi động vật thủy sản sử dụng thức ăn không có protein cơ thể giảm khối lượng, bởi vì chúng sẽ sử dụng protein của cơ thể để duy trì các chức năng hoạt động tối thiểu của cơ thể để tồn tại. Trái lại nếu thức ăn được cung cấp quá nhiều protein thì protein dư không được cơ thể hấp thu để tổng protein mới mà sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài. Thêm vào đó cơ thể còn phải tốn năng lượng cho quá trình tiêu hóa protein dư thừa, vì thế sinh trưởng của cơ thể giảm.

Chính vậy, việc đầu tư protein cho các động vật thủy sản cần xem xét một cách phù hợp, làm sao theo hướng giảm protein tổng số nhưng tăng giá trị sinh học protein và nâng cao các axít amin thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và sức đề kháng bệnh.

Yếu tố ảnh hưởng rõ nhất đến thành phần hóa học của cá là thành phần thức ăn. Thông thường cá nuôi thường được cho ăn thức ăn chứa nhiều lipid để cá phát triển nhanh. Tuy nhiên, khi hàm lượng lipid cao dư để cung cấp năng lượng thì lipid dư thừa sẽ được tích lũy ở các mô làm cho cá có hàm lượng lipid rất cao. Ngoài ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nói chung, nó cũng có thể làm giảm năng suất chế biến vì lipid dự trữ được xem như phế liệu, bị loại bỏ nội tạng sau khi moi ruột và phi lê. Cách thông thường để giảm hàm lượng lipid của cá nuôi trước khi thu hoạch là cho cá đói một thời gian. Ngoài ra, cho cá đói còn có tác dụng giảm hoạt động của enzym trong nội tạng, giúp làm chậm lại các biến đổi xảy ra sau khi cá chết.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây