con thỏ

Những bệnh thường gặp ở thỏ nuôi (phần 1)

1. Bệnh Bại huyết gặp ở thỏ

Bệnh được phát hiện vào năm 1984 tại Trung Quốc và hiện nay đã hiện diện khắp các châu lục. Tại VN, trường hợp nhiễm bệnh lần đầu tiên vào khoảng năm 2000 ở miền Bắc, được chẩn đoán đây là bệnh bại huyết thỏ do virus Calicivirus. Năm 2003, virus này đã gây thiệt hại đến 80% trại thỏ các tỉnh phía Nam của nước ta. Đặc trưng của bệnh này là phần lớn thỏ bị bệnh từ 2 tháng tuổi trở lên, chết rất nhanh, nếu tính từ lúc nhiễm virus đến lúc chết trong khoảng 14 – 25 giờ, người nuôi phát hiện ra các triệu chứng như sốt cao, khó thở chỉ khoảng 3 giờ, thậm chí phát hiện thỏ chết đột ngột hàng loạt. Thỏ chết có đầu ngước về phía sau. Thỏ bị co giật, nhảy cửng lên và có máu lẫn bọt trào ở ngoài mũi. Các cơ quan như gan, phổi, khí quản, lách đều xuất huyết, tụ huyết thậm chí hoại tử. Bệnh không thể trị bằng các loại thuốc đặc trị, tỉ lệ chết của thỏ rất cao, đôi khi đến 100% trên thỏ mắc bệnh. Tuy nhiên hiện nay đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả đạt rất tốt. Tuy nhiên cũng cần lưu ý muốn bảo vệ tốt đàn thỏ ngoài việc chủng vaccine đúng hướng dẫn còn phải kết hợp với những biện pháp khác như nuôi dưỡng chăm sóc thỏ hợp lý, vệ sinh chuồng trại; không mua thỏ chưa rõ nguồn gốc đem về trại mà không có cách ly hoặc không tiêm phòng vaccine. Cần phải định kỳ sát rrùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi bằng Benkocid (có thể phun trực tiếp lên người thỏ). Đây là loại vaccine vô hoạt, sử dụng thời gian 1 năm. Bảo quản và vận chuyển như những vacxin bình thường khác. Tiêm ngừa bằng vaccine cho thỏ vào 1,5 tháng tuổi và chủng lại vào sáu tháng sau.

thỏ xinh

2. Bệnh cầu trùng gặp ở thỏ

Là bệnh phổ biến nhất ở các trại thỏ và gây tử vong cao dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn so với các bệnh khác. Thỏ mắc bệnh nặng nằm trong tuổi 1-3 tháng làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Các bào tử ký sinh ở niêm mạc ruột và ống mật quá nhiều phá hủy tế bào biểu bì, độc tố do bào tử tiết ra gây viêm nhiễm và rối loạn tiêu hoá cản trở sự hấp thu dinh dưỡng. Đối với bệnh cầu trùng ruột, thỏ bị đau bụng ỉa chảy, chứơng hơi, kém ăn, xù lông, gầy yếu và có thể chết 10-15 ngày, mức độ thiệt hại có thể đến 50% đàn. Ở bệnh cầu trùng gan có thêm triệu chứng niêm mạc vàng và thiếu máu.

Chúng ta có thể dùng phenothiazin với liều 0,2g/kg thể trọng để điều trị. Dùng dung dịch iod 0,01% cho thỏ uống trong 10 ngày liền, tuy nhiên chú ý sự viêm ruột. Cũng có thể Rabbipain pha 10g/10 lít nước hoặc trộn 10 g/5kg thức ăn, dùng liên tục từ 3-5 ngày.

Đe phòng bệnh thì đáy lồng chuồng phải có lỗ, rãnh thoát phân dễ dàng dọn vệ sinh hàng ngày. Tăng cường sức đề kháng cho thỏ bằng cách bổ sung vitamin, các loại thức ăn có chất lượng. Có thể sử dụng các loại thuốc trên để phòng bệnh với liều sử dụng bằng 1/2 liều điều trị.

3. Bệnh sán lá gan gặp ở thỏ

Do Sán Fasciola hepatica gây ra, do dùng rau nơi trủng thấp, ẩm ướt có ấu trùng sán lá gan. Gan thỏ bị viêm, xơ cứng từ đó gây bệnh vàng da. Thỏ cũng kém ăn, ỉa chảy, thỏ gầy yếu không tăng trưởng, có thể dẫn đến tử vong.

Chữa bệnh bằng các loại thuốc có chứa CCl4 dạng uống. Phòng bệnh bằng vệ sinh cỏ và thức ăn nước uống và diệt ký chủ trung gian ốc ở nơi trủng, ẩm ướt.

4. Bệnh Ghẻ gặp ở thỏ

Đây là bệnh cũng khá phổ biến ở thỏ do 3 giống ghẻ: Psoroptes cuniculi (ghẻ tai), Sarcoptes và Notoedses cuniculi (ghẻ da).. Bệnh này lây nhanh, ghẻ đục khoét các rảnh, nốt lớn. Thỏ bị ngứa, cọ gải vào chuồng, rụng lông, có mùi rất hôi, có thể lan đến bộ phận sinh dục. Thỏ gầy ốm, chậm lớn, sinh sản kém…

Điều trị bằng cách phục hồi sức khoẻ thỏ. Dùng các loại thuốc trị ghẻ bôi đặc trị làm 3 đợt 2-3 ngày/đợt và kiểm tra thường xuyên. Phòng bệnh bằng vệ sinh tốt chuồng trại, nguồn lây bệnh do người mang sang.

Bà con tham khảo thêm phần 2: Một số bệnh thường gặp ở thỏ nuôi (phần 2)

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỎ THƯƠNG PHẨM  để tiến tới những bước thành công trong con đường chăn nuôi thỏ của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây