con thỏ

Một số bệnh thường gặp ở thỏ nuôi (phần 2)

5.  Bệnh Tụ Huyết Trùng:

Thỏ khá mẩn cảm với bệnh này do vi khuẩn Pasteurella multiseptica Cuniculi gây viêm đường hô hấp. Bệnh có thể làm thỏ chết 2-3 ngày sau khi có biểu hiện bệnh. Triệu chứng là thỏ sốt cao 40-41oC, thở gấp, mệt và chết nhanh.

Dùng các loại kháng sinh điều trị như Streptomycin (10.000 – 20.000 Ul/kg thể trọng) kết hợp với penicilin, Tetracycline, v.v.. và các loại thuốc bồi dưỡng. Phòng bệnh bằng cách giữ cho thỏ ấm không bị cảm lạnh, viêm mũi… có thể ngừa bằng cách pha thuốc cho thỏ uống định kỳ.

con thỏ

6.  Bệnh viêm mũi:

Do vi trùng gây viêm phổi kết hợp với một số loại vi trùng nung mủ kí sinh trong xoang mũi, khi gặp điều kiện thuận lợi thì phát bệnh. Nếu không điều trị kịp thời thì và có khả năng phát triển gây viêm màng phổi, viêm bao tim.

Triệu chứng là thỏ bị chảy nước mũi đặc như mủ, khó thở bằng mủi phải thở bằng miệng và thỏ hay lấy hai chân trước dụi vào mũi, lông bết lại và nước mũi chảy ra. Thỏ lừ đừ, biếng ăn và có tiếng thở rít lên. Điều trị là cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dùng thuốc Streptomycin, Choranphenicol, Kanamycin nhỏ vào hai lổ mũi 2lần/ngày (sáng và chiều), 4-5 giọt/lần nhỏ. Cần kết hợp tiêm hoặc uống điều trị liên tục trong ba ngày liền. Xem xét và quyết định điều trị tiếp nếu thấy giảm triệu chứng hay khỏi bệnh. Phòng bệnh thì cần kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh sạch sẽ, chuồng trại thông thoáng, không bị gió lùa. Nếu thỏ bị bệnh nặng cần tiêm Streptomycin với liều 0,01g/1kg thể trọng, hoặc Kanamycin liều 0,05g/1kg thể trọng liên tục trong 3 ngày.

7.  Bệnh chướng hơi, tiêu chảy:

Bệnh gây ra do thỏ ăn phải thức ăn bị ôi, mốc, hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột làm rối loạn tiêu hóa. Các loại thức ăn thô xanh có chứa quá nhiều nước cũng có thể làm thỏ bị tiêu chảy. Bệnh thường xảy ra ở thỏ lớn và thỏ sau khi cai sữa.

Triệu chứng là bụng chướng hơi, phình to, thở khó, sùi bọt mép. Sau đó tiêu chảy màu hơi đen, rất thối. Có thể thỏ sẽ chết nhanh. Cách trị là dừng cho ăn các loại thức ăn, nước uống đang cho ăn có mầm gây bệnh. Có thể sử dụng Streptomycin pha loãng cho uống 2 – 4 lần/ ngày, kết hợp với việc sử dụng nước chiết xuất từ các loại lá có chất chát như đọt ổi, lá chuối,… và tiêm hoặc cho uống nước sinh lý, vitamin A, B để tăng sức đề kháng. Có thể phòng bệnh bằng cách dùng các thức ăn vệ sinh, sạch sẽ. Khi thay đổi nguồn thức ăn, cần tập cho thỏ quen dần thức ăn mới; cần phơi làm ráo nước đối với các loại thức ăn xanh có chứa quá nhiều nước như các loại rau, lục bình, cỏ mồm, v..v…

Bà con tham khảo thêm: Những bệnh thường gặp ở thỏ nuôi (phần 1)

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỎ THƯƠNG PHẨM  để tiến tới những bước thành công trong con đường chăn nuôi thỏ của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây