con thỏ

Hướng dẫn nuôi thỏ sinh sản (phần 1)

1.  Nuôi thỏ đực

Nuôi thỏ sinh sản bao gồm thỏ đực giốngthỏ cái giống. Yêu cầu là thỏ đực phối được nhiều thỏ cái và đạt tỉ lệ thụ thai cao thường đạt tỉ lệ trung bình trên 70%. Tránh thỏ đực quá mập mở hay quá gầy. Tránh cho thỏ ăn quá nhiều làm cho thỏ đực lười, sản xuất tinh trùng kém. Thỏ đực ngoài cho ăn rau cỏ cần bổ sung thêm khoãng 50 g lúa, bắp hay đậu. Đối với thỏ đực có thể cho ăn lúa 3 ngày liên tục kết quả phối giống thụ thai sẽ rất tốt. Thức ăn cần giàu đạm và vitamin nhất là vitamin A và E vì chúng có vai trò quan trọng trên cơ sở phát triển tế bào và mô cơ. Thường 1 thỏ đực có thể phối cho từ 9-12 thỏ cái. Tuổi thỏ đực có thể sử dụng từ 8-10 tháng tuổi.

thỏ sinh sản

2.  Chọn Thỏ đực

Chọn thỏ đực tương đối quan trọng, vì nó truyền đặc tính rộng rải của mình hơn thỏ cái. Tiêu chuẩn chọn thỏ đực :

–    To con, đầu to vừa

–    Ngực, mông và vai to

–    Lưng rộng

–    Chân sau to

–    Mạnh dạn và hăng hái

–    Phải đạt tiêu chuẩn về trọng lượng qui định cho mỗi giống thỏ

3. Chọn Thỏ cái

–    To con nhưng không quá mập

–    Dài và rộng ngang nhất là phần mông

–    Đầu tương đối nhẹ

–    Lông mướt mịn

Thông thường khó chọn được thỏ cái tốt nếu chỉ căn cứ vào hình dáng bên ngoài. Vì thế cần chọn những con thỏ cái mà mẹ nó là những con thỏ tốt. Ví dụ như sai con (>6 con), nuôi con tốt (con mau lớn và ít chết).

4- Chọn thỏ con làm thỏ giống

Chọn những thỏ con có cha mẹ tốt, trong bầy thỏ này chọn những con nhanh lẹ làm thỏ giống, những con thỏ làm giống có thể cai sữa muộn hơn khoãng 6 tuần tuổi thay vì 3-4 tuần.

Sau khi đã cai sữa thỏ thì nên tách riêng cái và đực ngay lúc đó hoặc có thể để trễ 1-2 tuần sau. Cần thiết tránh những kích xúc liên tục đối với thỏ như đi xa, xổ lải và chích ngừa. Khi cai sữa thỏ con thì ta bắt thỏ mẹ ra khỏi chuồng và để thỏ con ở lại chuồng cũ để tránh kích xúc về mặt chuồng tại, di chuyển. Chích ngừa cho thỏ phải tránh lúc thỏ yếu và 2 lần chích phải cách nhau khoảng 1 tuần.

Khi thỏ được 4 tháng thì tách riêng từng con và nuôi trong một căn lồng riêng và sau đó đánh số thỏ giống để phân biệt và lập phiếu kiểm soát sinh trưởng và sinh sản của thỏ cái và thỏ đực.

5.  Tuổi cho thỏ sinh sản

Trong điều kiện ĐBSCL thì thỏ cái lai 3-4 tháng tuổi đã có khả năng giao phối. Tuy nhiên vào tuổi này thỏ cái thành thục chưa đầy đủ, cho nên cho thỏ sinh sản vào tuổi này sẽ có sữa ít, số con không sai, thỏ con dễ bệnh. Vì thế phải để thỏ sinh sản ở tuối 8 tháng đối với thỏ đực, và đối với thỏ cái là 6 tháng. Ở các trại giống thì thỏ cái sinh sản là 8 tháng và thỏ đực là 10 tháng.

Một thỏ đực có thể nhảy 8-12 thỏ cái (trung bình là 10 con). Căn cứ vào số lượng này ta tính lượng thỏ đực cần thiết phải nuôi. Thời gian sử dụng thỏ giống tùy thuộc vào: số con thỏ cái đẻ và tình trạng sức khoẻ thỏ cái. Nếu thỏ cái đẻ 5 lứa/năm thì có thể sử dụng trong vòng 3 năm nó tuỳ theo tình trạng sức khoẻ và khả năng sinh con, sau đó thì vỗ béo bán thịt. Còn đối với thỏ đực thì cũng có thể sử dụng trong 3 năm tùy tình trạng sức khoẻ và khả năng sai con của nó.

6.  Thỏ cái lên giống:

Khó có thể xác định được thời kỳ lên giống của thỏ cái. Tuy nhiên có thể dựa vào một số triệu chứng và những triệu chứng này chỉ có tính chất tương đối. Bình thường khi thỏ nghỉ ngơi, thỏ nằm dồn thành một khối tròn, 2 chân trước duỗi ra, chân sau được xếp dưới bụng, và lưng làm thành hình vòng cung. Nhưng khi lên giống thì thỏ nằm duỗi ra trong lồng, mông chỏng lên hơi cao. Âm hộ có con hơi sưng to lên, màu niêm mạc của âm hộ cũng có màu hồng. Trong một số trường hợp của có dịch nhờn chảy ra. Có những con chạy tới chạy lui, cắn cỏ cắn máng. Điều này đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể biết được thỏ cái lên giống.

Trường hợp thỏ cái không chịu cho thỏ đực nhảy thì có thể kích thích thỏ cái. Chúng ta có thể tiến hành như sau bỏ thỏ cái vào lồng thỏ đực trong vòng vài giờ sau đó bắt thỏ cái ra. Hoặc là bỏ một nắm cỏ của lồng thỏ đực cho vào trong lồng thỏ cái, cũng có thể nhốt thỏ cái kế lồng thỏ từ 24-48 giờ. Sau đó thỏ cái có thể chịu nhảy. Cũng có thể dùng các loại kích dục tố để kích thích thỏ cái lên giống và chịu cho đực phối trong những trường thỏ cái không có biểu hiện lên giống và không cho thỏ đực nhảy.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỎ THƯƠNG PHẨM  để tiến tới những bước thành công trong con đường chăn nuôi thỏ của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây