chim trĩ 7 màu

Hướng dẫn quy trình phòng và trị bệnh cho chim trĩ

chim trĩ 7 màu

A. Phương pháp phòng bệnh
Khả năng chim Trĩ bị nhiễm, mắc các bệnh là rất cao. Với phương châm phòng bệnh là chính, đảm bảo nghiêm ngặt những quy định về vệ sinh phòng bệnh, sử dụng quy trình vệ sinh phòng bệnh tuỳ thuộc vào tình hình dịch tễ của từng địa phương. Phải quan sát theo dõi đàn chim thường xuyên như: Trạng thái ăn, ngủ, thể trạng, âm thanh tiếng thở, chất bài tiết v.v. để bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào đều được xử lý kịp thời. Cần thiết phải kiểm tra đàn chim dựa trên các đặc điểm hàng ngày như sau: Lắng nghe âm thanh bất thường hoặc thiếu vắng âm thanh hàng ngày. Trạng thái đàn chim (uể oải hay hung hăng). Ngửi để xem có mùi khai hay sự kém thông thoáng. Trong chuồng chỉ nuôi chim không nuôi chung với các động vật khác. Định kỳ diệt trừ các loài động vật gặm nhấm, chim hoang và côn trùng có hại khác.

* Quy trình phòng và trị bệnh theo độ tuổi cho chim trĩ đỏ khoang cổ và chim trĩ xanh
1. Trứng chim (quả)
Cho ấp sớm tối thiểu sau 5 ngày, Bảo quản nơi thoáng mát
2. Chim non GIỐNG mới nở
Sử dụng các loại kháng sinh đặc trị “Ecoli” hoà vào nước uống với liều lượng bằng 2 lần so với hướng dẫn trên bao bì.
(Sử dụng Vime-Coam; Coliquin …)
3. Chim non 1 tuần tuổi
(từ 5 -7 ngày tuổi)
Nhỏ mắt, mũi LẦN 1 bằng Vaccin lasota.
Mỗi con từ 1 – 2 giọt.
4. Chim non 02 tuần tuổi
Dùng Vaccin Gum cho uống
Chim non 03 tuần tuổi
Nhỏ mắt, mũi LẦN 2 bằng Vaccin lasota.
Mỗi con từ 1 – 2 giọt.
5. Chim nhỡ 01 tháng tuổi
6. Chim nhỡ 02 tháng tuổi
7. Chim lớn 03 tháng tuổi
Khi chim ở độ tuổi 2,5 tháng bắt đầu Tiêm chủng Newcastle và Vaccin TỤ HUYẾT TRÙNG.
Sau đó định kỳ 2,5 – 3 tháng tiêm chủng lại 1 lần.
Tụ huyết trùng xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung nhất vào những lúc giao mùa như từ mùa xuân sang hè và thu sang đông ở Miền Bắc. Và từ mùa mưa sang mùa khô (hoặc ngược lại) ở miển Nam. Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp từ gia cầm mắc bệnh sang gia cầm mẫn cảm hoặc qua gián tiếp như dụng cụ chăn nuôi, côn trùng, người chăn nuôi…vv.
Vị trí tiêm : tiêm dưới da vào ức , lườn chim, không tiêm vào bắp chim có thể dẫn đến hiện tượng liệt chim nếu tiêm không đúng kỹ thuật
8. Chim lớn 04 tháng tuổi
9. Chim lớn 05 tháng tuổi
10. Chim hậu bị 06 tháng tuổi
11. Chim hậu bị 07 tháng tuồi
12. Chim bố mẹ (đang đẻ trứng)
Với các dạng cúm gia cầm , tiêm phòng theo lịch cụ thể của từng địa phương
B. Các trị các bệnh thường gặp khi nuôi chim trĩ đỏ
Bệnh tiêu chảy, Ecoli: chủ yếu xảy ra sau quá trình vận chuyển hoặc môi trường nuôi không đảm bảo: Dùng Vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống (liều lượng bằng 2,5 lần hướng dẫn trên bao bì).
1. Bệnh về đường hô hấp: Biểu hiện: (hen phổi, nấm phổi) Chim có hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Nguyên nhân do thay đổi thời tiết, hoặc mật độ nuôi dày. Cách trị: Dùng thuốc đặc trị hen của gà nhỏ trực tiếp với liều dùng bằng 2 lần hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Điều chỉnh lại mật độ nuôi, vệ sinh chuồng nuôi bằng thuốc khử trùng.
2. Bệnh đau mắt (sưng mặt): Biểu hiện: Mắt chim có màng đục nhắm lại, 1 trong hai bên má sưng. Chim bị mù dẫn đến không thể tự ăn, uống được mà chết. Cách trị: Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5 giọt. Kết hợp với tiêm nếu phát hiện trong mắt có giun, sán.
3. Các bệnh khác: Trong quá trình nuôi chim trĩ thường mắc 1 số bệnh khác ít thấy biểu hiện trên gia cầm thông dụng. Để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng. Đồng thời những cá nhân mới gây nuôi nên đến trực tiếp các trang trại, cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi trĩ để tham khảo học tập kinh nghiệm.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TẤT CẢ CÁC LOẠI GIA CẦM  để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây