con bò đẹp

Vai trò và ý nghĩa của chăn nuôi trâu bò

ý nghĩa nuôi bò

1.    Cung cấp thực phẩm

Trâu bò cung cấp hai loại thực phẩm có giá trị cao đối với con người là thịt và sữa. Thịt trâu bò được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt trâu béo cung cấp 2558 Kcal/kg, loại trung bình là 2080 Kcal/kg. Sữa được xếp vào loại thực phẩm cao cấp vì nó hoàn chỉnh về dinh dưỡng và rất dễ tiêu hoá. Năm 2004 toàn thế giới sản xuất trên 62 triệu tấn thịt trâu bò và khoảng 620 triệu tấn sữa, trong đó 80-90% từ trâu bò. Trâu bò là những gia súc nhai lại có khả năng biến thức ăn rẻ tiền như cây cỏ, rơm rạ thành hàng trăm thành phần khác nhau của thịt và sữa. Mức sống càng được cải thiện thì nhu cầu của con người về thịt và sữa trâu bò càng tăng lên.

2.    Cung cấp sức kéo

Trâu bò được sử dụng từ lâu đời nay vào mục đích cung cấp sức kéo để làm đất phục vụ trồng trọt. Ngoài việc làm đất, trâu bò còn được sử dụng để kéo xe vận chuyển hàng hoá và các mục đích lao tác khác như kéo gỗ, kéo nước, kéo cối xay, v.v… Lợi thế của sức kéo trâu bò là có thể hoạt động ở bất kỳ địa bàn nào và sử dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên tại chỗ và các phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn cung cấp năng lượng. Trâu bò tạo ra sức kéo nhờ năng lượng lấy từ cỏ và các phụ phẩm cây trồng, mà năng lượng trong cây cỏ (hoá năng) lại được cố định trực tiếp nguồn năng lượng vô tận của mặt trời thông qua quá trình quang hợp. Do vậy, sử dụng sức kéo của trâu bò giúp tránh được các cuộc khủng hoảng gây ra bởi các nguồn năng lượng hoá thạch đang được khai thác cạn kiệt dần. Thực tế với tốc độ tăng giá dầu ngày càng tăng cao như hiện nay thì sức kéo của trâu bò lại trở nên có nhiều ưu thế so với sức kéo cơ giới và việc khai thác trâu bò cày kéo sẽ có tính bền vững cao.

3.    Cung cấp phân bón và chất đốt

Phân trâu bò là loại phân hữu cơ có khối lượng đáng kể. Khoảng 1/3 khối lượng vật chất khô trâu bò ăn vào được thải ra ngoài dưới dạng phân. Hàng ngày mỗi trâu trưởng thành thải ra từ 15-20 kg phân, bò trưởng thành 10-15 kg. Phân trâu bò chứa khoảng 75-80% nước, 5­5,5% khoáng, 10% axit photphoric, 0,1% kali, 0,2% canxi. Mặc dù chất lượng không cao như phân lợn, nhưng nhờ có khối lượng lớn phân trâu bò đã đáp ứng một phần rất lớn nhu cầu phân hữu cơ cho nền nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay ở nhiều vùng, nhất là những vùng trồng cà phê phân trâu bò được bán với giá khá cao để làm phân bón. Nhiều nơi người ta nuôi trâu bò với đích lấy phân là chính. Ngoài việc dùng làm phân bón, trên Thế giới phân trâu bò còn được dùng làm chất đốt. Tại một số nước Tây Nam Á như Ẩn Độ, Pakistan, phân được trộn với rơm băm, nắm thành bánh và phơi nắng khô, dự trữ và sử dụng làm chất đốt quanh năm.

4.    Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp ché biến và thủ công mỹ nghệ

Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, sức kéo và phân bón cho nông nghiệp, ngành chăn nuôi trâu bò còn sản xuất ra một số phụ phẩm mà con người có thể khai tác sử dụng. Sừng trâu nếu được gia công chế biến cẩn thận có thể trở thành nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nhau. Sừng trâu có nhiều hình dạng, có màu từ đen tuyền đến màu mật ong nhạt. Sừng trâu đầm lầy rất to và rộng có khả năng cung cấp cho các nghệ nhân và các thợ thủ công một số lượng nguyên liệu đáng kể để tạo ra các mặt hàng như cúc áo, trâm cài, lược, thìa, dĩa, cán và bao da, các vòng số đeo, đồ trang trí, kim đan, móc áo.. .Sừng trâu còn được dùng làm tù và. Tại viện bảo tàng Raffles ở Singapo có một ngai sừng trâu của vua Kenlautan Sultan Mohamed, mặt ngai làm bằng sừng trâu, ghép từ nhiều mảnh gọt dũa, chạm trổ và phải mất 3 năm mới làm xong cái ngai này. Da trâu bò là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy thuộc da. Da trâu bò có thể dùng làm áo da, găng tay, bao súng, dây lưng, giày, dép, cặp. Ở nhiều vùng nông thôn người ta còn dùng da trâu làm thực phẩm. Nhờ độ dày, sức bền và khả năng uốn mềm của nó mà lông trâu thích hợp cho việc sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau chùi một số máy móc quang học.

5.    Ý nghĩa kinh tế-xã hội và văn hoá của chăn nuôi trâu bò

Với việc khai thác những vai trò nói trên của trâu bò thì chăn nuôi trâu bò trước kết là một hoạt động kinh tế. Trong hoạt động kinh tế này trâu bò có thể coi như là ”nhà máy sinh học” với nguyên liệu là cây cỏ và sản phẩm là thịt, sữa, sức kéo, phân bón kèm theo các phụ phẩm khác. Nguyên liệu cho hoạt động này dễ sản xuất còn thị trường sản phẩm thì hết sức rộng lớn. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò cho phép khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, kể cả những nguồn năng lượng có thể tái tạo đang bị bỏ phí gây ô nhiễm môi trường như rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng khác, để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cho xã hội. Chăn nuôi trâu bò do vậy mà đã trở thành kế sinh nhai, là một phương tiện xoá đói giảm nghèo, là công cụ để góp phần phát triển bền vững. Thực tế đã cho thấy đối với nhiều người nghèo thì cho vay tiền họ không biết làm sao để cho tiền ”đẻ” ra được, nhưng khi cho ”vay” trâu bò thì họ lại dần dần thoát được nghèo nhờ số bê nghé hàng năm được đẻ ra.

Ở một trình độ cao hơn, nếu biết đầu tư và tổ chức hợp lý trên cơ sở khoa học thì chăn nuôi trâu bò sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập trên một đợn vị diện tích đất đai, tạo điều kiện làm giàu bền vững cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên. điều đó không có nghĩa là chăn nuôi trâu bò càng thâm canh, quy mô chăn nuôi càng lớn và càng ”hiện đại hoá” thì mới càng có lợi về mặt kinh tế. Ý nghĩa kinh tế có được khi biết sử dụng trâu bò để khai thác một cách bền vững nhất những nguồn lợi sẵn có.

Bên cạnh ý nghĩa kinh tế-xã hội như trên, trâu bò đã từng gắn bó với đời sống văn hoá và tâm linh của người dân nông thôn Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Con trâu cùng với cây tre đã làm nên biểu tượng của làng quê đất Việt tự lực tự cường. Các hội thi trâu, chọi trâu, đâm trâu, các chợ trâu bò, v.v… là những sinh hoạt mang tính văn hoá truyền thống sâu sắc của các dân tộc Việt Nam. Mỗi người Việt Nam càng đi xa càng nhớ về hình ảnh làng quê của mình và không thể không có trong đó hình bóng của con trâu. Chính con trâu đã góp phần làm cho người Việt gắn bó với nhau trên một nền văn hoá và truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.

⇑⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA SÚC TOÀN TẬP để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây