vector con heo

Đặc điểm giống lợn mèo (lợn mèo Nghệ An)

1. Nguồn gốc xuất xứ giống lợn mèo

Lợn Mẹo thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống lợn Mẹo. Lợn Mẹo được hình thành tại vùng núi cao của dãy Trường Sơn, nơi có khí hậu mát mẻ và địa hình đồi núi rộng rãi thích hợp cho thả rông tự do. Qua hàng trăm năm sống ở vùng núi cao, lợn Mẹo đã thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái, kinh tế và tập quán chăn nuôi của người H’Mông địa phương.

lợn mèo

2. Phân bố

Lợn Mẹo được nuôi chủ yếu ở vùng núi tỉnh Nghệ An, tập trung nhiều ở hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương. Sau các cuộc điều tra giống những năm 60 lợn Mẹo được phổ biến dần xuống các huyện đồng bằng Nghệ An (Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn) và con đực được lai với các giống địa phương để nuôi kinh tế (lai nội x nội).

3. Đặc điểm ngoại hình giống lợn mèo

Lợn Mẹo có tầm vóc khá lớn, trường mình, phát triển cân đối. Lông da màu đen, da dày, lông dài và cứng, thường có 6 điểm trắng ở 4 chân, trán và đuôi, một số có loang trắng ở bụng. Đầu to, rộng, mặt hơi gãy, trán dô và thường có khoáy trán, mõm hơi dài, tai vừa phải và hơi chúc về phía trước. Vai rộng, lưng dài rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên. Phần hông rộng và phẳng, mông rộng và chiều cao mông thường cao hơn vai. Bụng lợn to, dài nhưng không sệ. Chân lợn cao, thẳng, vòng ống thô, đi đứng trên hai ngón trước .

4. Khả năng sản xuất

Khả năng sinh trưởng: Lợn Mẹo được nuôi chủ yếu trong điều kiện thả rông quanh năm, ít được chăm sóc của con người nên tốc độ sinh trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài, có khi đến 2-3 năm tuổi. Nhiều con lợn được nuôi trên 2 năm có khối lượng lớn từ 200-300 kg.

Bảng 2.8. Khối lượng cơ thể của lợn Mẹo (kg)

Tháng tuổi Khối lượng
Sơ sinh 0,48
1 tháng 2,39
2 tháng 4,20
4 tháng 13,00
6 tháng 25,00
9 tháng 43,90
12 tháng 64,20
24 tháng 82,80
36 tháng 114,90

Khả năng sinh sản: Lợn đực có thành thục sinh dục sớm, có thể nhảy cái lúc 4-5 tháng tuổi, nhưng lợn cái thành thục sinh dục muộn, tới 8-9 tháng tuổi mới động dục, cá biệt có con tới 1 năm tuổi mới động dục lần đầu. Lợn đực Mẹo có phẩm chất tinh khá tốt và ổn định qua theo dõi từ lúc 8-9 tháng đến 2 năm tuổi.

Bảng 2.9. Các chiều đo cơ bản của lợn Mẹo (cm)       

Tháng tuổi Dài thân Vòng ngực Cao vây Cao mông
6 tháng 70,7 65 39 42,72
9 tháng 84,78 78,42 45,9 47,9
12 tháng 94,42 85,67 49,89 52,01
24 tháng 101,17 94,07 54,71 56,67
36 tháng 116,30 103,31 59,51 61,12

Lợn nái Mẹo được nuôi trong điều kiện thả rông ở miền núi có số lứa đẻ thấp (trên 1 lứa/năm), nhưng nuôi ở đồng bằng điều kiện chăm sóc và chế độ dinh dưỡng tốt hơn đã cho khả năng sinh sản cao hơn. Trong điều kiện nuôi thả rông miền núi mỗi lứa lợn Mẹo chỉ đẻ trung bình 6-7 con, lứa đầu thường chỉ 3-4 con, tỷ lệ nuôi sống thấp (khoảng 60-70% nhưng ở đồng bằng các chỉ tiêu này cao hơn, lứa 1 đẻ trung bình 8 con, lứa 3-4 đẻ 9- 10 con.

Tầm vóc to, thể hình cứng cáp, bốn chân đứng thẳng đó là đặc điểm nổi bật của giống lợn này. Đặc điểm này rất hiếm thấy trong các giống lợn nước ta. Tính trạng này là quý trong việc cải tạo đàn lợn nội qua lai giống.

5. Công tác bảo tồn nguồn gen

Lợn Mẹo vẫn còn rất phổ biến ở các bản vùng cao miền Tây Nghệ An. Ngoài việc tiếp tục thu thập tư liệu, tuyển chọn và nuôi tốt đực giống tốt thì công tác bảo quản tinh trùng đông lạnh qua ex-situ đang được thử nghiệm.

⇑⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA SÚC TOÀN TẬP để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây